THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC DỰ PHÒNG THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Văn Tuấn Nguyễn 1,, Thị Anh Thơ Trần 1
1 Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trên bệnh nhân phẩu thuật tại bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 131 bệnh nhân phẩu thuật có chỉ định thuốc dự phòng huyết khối ở khoa ngoại Bệnh viện đa khoa Nghệ An. Kết quả: (1) Tỷ lệ bệnh nhân được dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch hợp lý theo phân tầng nguy cơ là rất cao (96,95%); (2) Theo hướng dẫn của VNHA 2016, tỷ lệ BN lựa chọn thuốc chống đông phù hợp là 93,89%; (3) Tất cả bệnh nhân phẫu thuật đều có thời điểm dùng thuốc chống đông phù hợp với khuyến cáo; (4) Thời điểm sử dụng thuốc dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch phù hợp có tỷ lệ cao, trong đó phẩu thuật chỉnh hình (82,25%), phẩu thuật không chỉnh hình (72,22%); (5) Tỷ lệ bệnh nhân phẩu thuật không chỉnh hình có thời gian sử dụng thuốc chống đông phù hợp với khuyến cáo là 71,43%, trong  khi đó các bệnh nhân  phẩu thuật chỉnh hình có tỷ lệ phù hợp về thời gian dùng thuốc thấp hơn (43,55%). Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân được dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch  hợp lý là rất cao (96,95%). Tỷ lệ Bệnh nhân lựa chọn thuốc chống đông phù hợp là 93,89%. Tất cả bệnh nhân phẫu thuật đều có thời điểm dùng thuốc chống đông phù hợp với khuyến cáo. Bệnh nhân phẫu thuật được chỉ định thời điểm dùng thuốc dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch  phù hợp với tỷ lệ cao trong đó phẩu thuật chỉnh hình (82,25%), phẩu thuật không chỉnh hình (72,22%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hội tim mạch học Việt Nam (2016), "Khuyến cáo về chẩn đoán, điều trị và dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch", tr. 1-64.
2. Bộ Y tế (2018), Dược thư quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học
3. Zhamak Khorgami, MD, Roza Mofid, MD (2012), Factors Associated With Inappropriate Chemical Prophylaxis of Thromboembolism in Surgical Patients, Clinical and Applied Thrombosis/Hemostasis,2014, Vol. 20(5) 493-497.
4. Amin, A, Stemkowski, S, Lin, J, Yang, G. Thromboprophylaxis rates in US medical centers: success or failure? J Thromb Haemost. 2007;5(8):1610–1616).
5. Balk EM, Ellis AG, Di M, Adam GP, Trikalinos TA (2017) Venous Thromboembolism Prophylaxis in Major Orthopedic Surgery: Systematic Review Update. Rockville
6. Anderson DR, Morgano GP, Bennett C, et al. American Society of Hematology 2019 guidelines for management of venous thromboembolism: prevention of venous thromboembolism in surgical hospitalized patients. Blood Adv. 2019;3(23):3898–944.
7. Menaka Pai and James D Douketis, Prevention of venous thromboembolic disease in surgical patiens. www.uptodate.com, 2017.
8. Petersen PB, Kehlet H, Jorgensen CC. Safety of in‐hospital only thromboprophylaxis after fast‐track total hip and knee arthroplasty: a prospective follow‐up study in 17,582 procedures. Thromb Haemost. 2018;118:2152–61.