ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THUỐC PHỐI HỢP BRIMONIDIN/BRINZOLAMIDE (SIMBRINZA) TRONG ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM

Tấn Đỗ 1, Thị Hồng Nhung Nguyễn 1,, Thị Thu Thuỷ Phạm 2
1 Bệnh viện Mắt Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả hạ nhãn áp của thuốc phối hợp Simbrinza trong điều trị bệnh glôcôm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu thực hiện trên 50 mắt của 30 bệnh nhân (BN) trên 18 tuổi được chẩn đoán xác định glôcôm chưa đạt được nhãn áp đích với một loại thuốc tra hạ nhãn áp. BN được tra 1 giọt Simbrinza vào mắt glôcôm và đánh giá lại nhãn áp 2 giờ sau khi nhỏ thuốc. Nếu NA hạ trên 25%, không có tác dụng phụ, tiếp tục điều trị thuốc 2 lần/ ngày và đánh giá tại các thời điểm 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 54,39 ± 15,19, chủ yếu ở độ tuổi từ 40 – 60 tuổi, chiếm tỷ lệ 44%, tỷ lệ nam cao hơn nữ với 58%. Nhãp áp trung bình của nhóm nghiên cứu giảm từ 32,56 ± 10,39 mmHg trước điều trị xuống 17,8 ± 4,4 mmHg ở thời điểm 2 giờ; 16,74 ± 3,89mmHg ở thời điểm 1 tuần; 16,92 ± 3,18mmHg ở thời điểm 1 tháng và 16,72 ± 2,91 ở thời điểm 3 tháng (p < 0,01). Tỷ lệ phần trăm hạ nhãn áp tại các thời điểm theo dõi đều trên 42%. Tỷ lệ phần trăm nhãn áp hạ ở thời điểm 2 giờ là 42,21% và cao nhất ở thời điểm 3 tháng với 43,86%. Tác dụng phụ của thuốc chủ yếu tại mắt và xuất hiện với tần suất thấp, thoáng qua. Kết luận: Simbrinza có hiệu quả hạ nhãn áp cao với tỷ giảm trung bình là 42%, duy trì được theo thời gian và an toàn trong điều trị bệnh lý glôcôm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kumarasamy NA, Lam FS, Wang AL, Theoharides T. Glaucoma: Current and Developing Concepts for Inflammation, Pathogenesis and Treatment. European Journal of Inflammation. 2006;4.
2. Vijaya L, et al. Prevalence and causes of low vision and blindness in an urban population [The Chennai Glaucoma Study. Indian J Ophthalmol] 2014.
3. Gandolfi SA, Lim J, Sanseau AC, Parra Restrepo JC, Hamacher T. Randomized Trial of Brinzolamide/Brimonidine Versus Brinzolamide Plus Brimonidine for Open-Angle Glaucoma or Ocular Hypertension. Adv Ther. 2014;31(12):1213-1227.
4. Le A, Mukesh BN, McCarty CA, Taylor HR. Risk Factors Associated with the Incidence of Open-Angle Glaucoma: The Visual Impairment Project. Invest Ophthalmol Vis Sci. 2003;44(9):3783-3789.
5. Nguyễn Lê Trung. Đánh giá hiệu quả của thuốc Azarga trong điều trị glôcôm góc mở. 2016. Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội
6. Gordon MO. The Ocular Hypertension Treatment Study: Baseline Factors That Predict the Onset of Primary Open-Angle Glaucoma. Arch Ophthalmol. 2002;120(6):714.
7. Vajaranant TS, Nayak S, Wilensky JT, Joslin CE. Gender and glaucoma: what we know and what we need to know. Curr Opin Ophthalmol. 2010;21(2):91-99.
8. Kóthy P, Holló G. Real-life experience of using brinzolamide/brimonidine fixed drop combination in a tertiary glaucoma centre. Int Ophthalmol. 2020; 40(2):377-383.
9. Iester M. Brinzolamide. Expert Opin Pharmacother. 2008;9(4):653-662.