ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ THEO DÕI ĐIỀU TRỊ BỆNH LỒNG RUỘT TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN

Minh Long Trần1,, Xuân Hải Tăng 1, Minh Đức Dương 1
1 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh siêu âm gây lồng ruột, phân tích giá trị của siêu âm đối với lâm sàng và điều trị lồng ruột ở trẻ em. Đối tượng - phương pháp:  Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định là lồng ruột trên lâm sàng và siêu âm. Thiết kế nghiên cứu hồi cứu, mô tả phân tích, có so sánh 208 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Kết quả: Tuổi trung bình là 2,14±1,0 tuổi, hay gặp nhất là dưới 2 tuổi chiếm 71,6%. Nam giới chiếm 62%, nữ 38% tỷ lệ nam/nữ là 1,6/1. Đau bụng cơn chiếm chủ yếu 96,2%, ỉa máu chỉ chiếm 8,0%. Tất cả BN trong nhóm nghiên cứu đều có hình ảnh điển hình của lồng ruột trên siêu âm. Vị trí lồng HSP chiếm 95,8%. Có 98,9% BN tháo lồng thành công, có 5,4 % bệnh nhân tháo lồng trên 2 lần mới thành công. Có 1,1% tháo lồng thất bại phải chuyển mổ. Kết luận: Các triệu chứng siêu âm như đường kính khối lồng, chiều dày thành ruột cho thấy có sự tương quan với kết quả tháo lồng. Siêu âm là một cận lâm sàng đầu tay đơn giản rẻ tiền an toàn và đem tới độ chính xác khá cao trong chẩn đoán lồng ruột.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn ngoại Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Lồng ruột, Bài giảng Nhi khoa, Tập I, Nhà xuất bản Y học.
2. Nguyễn Thanh Liêm (2016). Lồng ruột. Phẫu thuật tiêu hóa trẻ em. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Phạm Thu Hiền (2000), Góp phần nghiên cứu các triệu chứng lâm sàng và siêu âm trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh lồng ruột ở trẻ bú mẹ, Luận án Thạc sĩ, Trường ĐHY Hà Nội.
4. Trần Ngọc Bích (2006), Lồng ruột ở trẻ bú mẹ và trẻ em, Bệnh học ngoại, Tập I, Nhà xuất bản Y học.
5. Verschelden P, Filiatrault D, Garel L, et al. (1992). Intussusception in children: reliability of US in diagnosis, a prospective study. Radiology.
6. Nguyễn Hữu Chí (2019). Lồng ruột ở trẻ em chấn đoán và tiên lượng. Báo cáo tại Hội nghị siêu âm toàn quốc 2018.
7. Del-Pozo G, Albillos, J. C., Tejedor, D, et al. (1999). Intussusception in children: current concepts in diagnosis and enema reduction; Radiographics.
8. Gu L, Zhu H, Wang S. et al. (2000). Sonographic guidance of air enema for intussusception reduction in children; Pediatrics. Radiol.