NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐỘ CỨNG ĐỘNG MẠCH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO VẬN TỐC LAN TRUYỀN SÓNG MẠCH VỚI CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂN BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH

Thị Kim Ngân Hồ 1, Đình Linh Nguyễn 1, Đức Hùng Trần2,
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa độ cứng động mạch bằng phương pháp đo vận tốc lan truyền sóng mạch với một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (BTTMCBMT). Đối tượng và phương pháp: Nhóm bệnh gồm 61 người bị BTTMCBMT được chẩn đoán xác định bằng phương pháp chụp động mạch vành qua da có hẹp ≥ 50% đường kính lòng mạch và nhóm chứng gồm 31 người nghi ngờ bị BTTMCBMT nhưng chụp động mạch vành không tổn thương. Cả 2 nhóm đều được đo PWV. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm chứng và nhóm bệnh lần lượt là 68,26 ± 6,66 và 70,10 ± 7,15 năm. Nam giới ở nhóm bệnh chiếm tỷ lệ 60,7% cao hơn nữ 39,3%. PWV trung bình của nhóm bệnh (15,66 ± 1,88 m/s) cao hơn nhóm chứng (13,35 ± 1,99 m/s). Tỷ lệ PWV tăng (≥ 14 m/s) ở nhóm bệnh (85,2%) cao hơn nhóm chứng (38,7%) có ý nghĩa. PWV tăng có liên quan với BTTMCBMT với OR = 9,148 (95%CI: 3,327 – 25,153). PWV ở bệnh nhân tăng huyết áp (THA) của nhóm bệnh và chứng tương ứng là: 15,75 ± 1,99 và 13,8 ± 1,83 m/s; ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ): 15,89 ± 2,07 và 14,06 ± 1,29 m/s; người hút thuốc lá: 15,76 ± 1,97 và 13,82 ± 1,45 m/s; người thừa cân: 15,69 ± 1,79 và 13,59 ± 2,12 m/s. Kết luận: PWV trung bình và tỷ lệ có tăng PWV (≥ 14 m/s) ở nhóm BTTMCBMT cao hơn nhóm chứng. Ở những người bị THA, ĐTĐ, hút thuốc lá, thừa cân thì PWV của nhóm bệnh đều cao hơn ở nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Lân Việt. Nghiên cứu mô hình bệnh tật ở bệnh nhân điều trị nội trú tạo Viện tim mạch Việt Nam trong thời gian 2003-2007. Tạp chí tim mạch học Việt Nam. 2010; 52: 11-18.
2. Finkler B., Eibel B., Barroso W. S., et al. Arterial Stiffness and Coronary Artery Disease. Cardiovasc Ther. 2019; 14(3): 1-5.
3. Kubozono T., Miyata M., Kawasoe S., et al. High pulse wave velocity has a strong impact on early carotid atherosclerosis in a Japanese general male population. Circulation Journal. 2016; CJ-16-0687.
4. Munakata M., Konno S., Miura Y., et al. Prognostic significance of the brachial–ankle pulse wave velocity in patients with essential hypertension: final results of the J-TOPP study. Hypertension Research. 2012; 35(8): 839-842.
5. Zheng M., Zhang X., Chen S., et al. Arterial stiffness preceding diabetes: a longitudinal study. Circulation research. 2020; 127(12): 1491-1498.
6. Yu-Jie W., Hui-Liang L., Bing L., et al. Impact of smoking and smoking cessation on arterial stiffness in healthy participants. Angiology. 2013; 64(4): 273-280.
7. Safar M.E., Czernichow S., Blacher J. Obesity, arterial stiffness, and cardiovascular risk. Journal of the American Society of Nephrology. 2006; 17(2): S109-S111.