VỊ TRÍ VÀ LIÊN QUAN CỦA RĂNG NGẦM VỚI CẤU TRÚC LÂN CẬN TRÊN PHIM CBCT

Thị Thúy Hồng Võ 1,, Đình Hải Trịnh 2
1 Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội
2 Đại Học Quốc Gia

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: xác định vị trí của răng ngầm trong xương hàm theo không gian ba chiều và sự liên quan với các răng lân cận.  Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 phim CBCT của các bệnh nhân răng ngầm. Kết quả: 73,3% thân răng nằm về phía tiền đình, khoảng cách từ bề mặt xương đến răng ngầm là 1,13 ±0,83mm. Thân răng nằm về phía vòm miệng là 26,7%, khoảng cách từ bề mặt xương đến răng ngầm là 0,83±0,26mm. Hầu hết các răng ngầm có góc tạo với mặt phẳng cắn nằm trong khoảng 40º-100º (51,69º±32,87º). 23,3% các trường hợp răng ngầm làm tiêu chân răng bên cạnh. Kết luận: vị trí của răng ngầm và mức độ tiêu chân răng bên cạnh do răng ngầm gây ra được xác định rõ trên phim CBCT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Phú Thắng (2012), Nghiên cứu phẫu thuật hỗ trợ quá trình chỉnh nha các răng vĩnh viễn mọc ngầm vùng trước, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 75 -80.
2. Bjerklin K, Ericson S (2006). How a computerized tomography examination changed the treatment plans of 80 children with retained and ectopically positioned maxillary canines. Angle Orthodontist. 76, pp. 43 – 51.
3. Chu, F. C. S., Li, T. K. L., et al (2003). Prevalence of impacted teeth and associated pathologies-a radiographic study of the Hong Kong Chinese population. Hong Kong Medical Journal, 9(3), 158-163.
4. Ericsson. S., Kurol (1988). Resorption of maxillary lateral incisors caused by ectopic eruption of the canines. A clinical and radiographic analysis of predisposing factors. Am J Orthod Dentofacial Orthod. 84:503-13.
5. Knight H (1987). Tooth resorption associated with the eruption of maxillary canines. British Journal of Orthodontics. 14, pp. 21 – 31.
6. Nagahara, K., Yuasa, S. et al. (1989). [Etiological study of relationship between impacted permanent teeth and malocclusion]. Aichi Gakuin Daigaku Shigakkai Shi, 27(4), 913-924.
7. Liu D.G, Zhang W.L et al (2008). Localization of impacted maxillary canines and observation of adjacent incisor resorption with cone-beam computed tomography. Oral Surgery, Oral Medicine, Oral Pathology, Oral Radiology and Endodontics. 105, pp. 91 – 98.
8. Snehlata O., (2011) CBCT evaluation of impacted canines and root resorption. Oral surgery.21-24.
9. Susanne W., Jennifer J., et al (2011). Impacted upper canines: examination and treatment proposal based on 3D versus 2D diagnosis. J Orofac Orthop 73.28-40.