XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN SỐ LIỆU ĐẦU VÀO CHO CÁC CƠ BẢN CỦA MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ – HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP SỨC KHỎE TÂM THẦN VỊ THÀNH NIÊN TRONG TRƯỜNG HỌC TẠI VIỆT NAM

Thu Hà Nguyễn 1,, Quỳnh Anh Nguyễn 1, Thanh Hương Nguyễn 1
1 Trường Đại học Y tế Công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định và đánh giá chất lượng nguồn số liệu đầu vào cho các tham số cơ bản của mô hình đánh giá chi phí – hiệu quả chương trình can thiệp sức khỏe tâm thần vị thành niên trong trường học tại Việt Nam. Phương pháp: Sử dụng tổng quan tài liệu kết hợp với phỏng vấn sâu/thảo luận nhóm. Chất lượng nguồn số liệu được đánh giá dựa trên Hướng dẫn đánh giá chất lượng nguồn số liệu đầu vào cho nghiên cứu đánh giá kinh tế y tế được khuyến cáo sử dụng trên thế giới. Kết quả: Dựa vào tổng quan tài liệu, toàn bộ các nguồn số liệu phù hợp cho mô hình được xác định. Kết quả nghiên cứu định tính cũng khẳng định sự phù hợp, khả năng khái quát cho quần thể đích và sự tồn tại của các nguồn số liệu thay thế. Các nguồn số liệu đầu vào cho tác động của can thiệp, xác suất dịch chuyển, chi phí và trọng số chất lượng cuộc sống đều có chất lượng cao, với điểm chất lượng thấp nhất là 3 và cao nhất là 1 (trong thang đo từ 6, tương ứng với chất lượng thấp nhất và 1, tương ứng với chất lượng tốt nhất). Kết luận: Các nguồn số liệu đã được xác định và đánh giá là phù hợp và có chất lượng cao. Việc trình bày cụ thể phương pháp xác định các nguồn số liệu, xác định chi tiết các nguồn số liệu được sử dụng và lý do sử dụng, và  đánh giá chất lượng các nguồn số liệu giúp tăng cường tính minh bạch và tin cậy của kết quả nghiên cứu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tran, T., et al., Protocol: School-based, two-arm, parallel, controlled trial of a culturally adapted resilience intervention to improve adolescent mental health in Vietnam: study protocol. BMJ Open, 2020. 10(10).
2. Werner-Seidler, A., et al., School-based depression and anxiety prevention programs: An updated systematic review and meta-analysis. Clinical Psychology Review, 2021. 89: p. 102079.
3. Polanin, J.R. and B. Snilstveit, Converting between effect sizes. Campbell Systematic Reviews, 2016. 12(1): p. 1-13.
4. Vuong, D.A., et al., Mental health in Vietnam: Burden of disease and availability of services. Asian journal of psychiatry, 2011. 4(1): p. 65-70.
5. Institute for Health Metrics Evaluation, Global Burden of Disease Collaborative Network. Global Burden of Disease Study 2019 (GBD 2019) Results. 2020, Institute for Health Metrics and Evaluation Seattle.
6. Solomon, D.A., et al., Multiple Recurrences of Major Depressive Disorder. American Journal of Psychiatry, 2000. 157(2): p. 229-233.
7. de Graaf, R., et al., First-incidence of DSM-IV mood, anxiety and substance use disorders and its determinants: results from the Netherlands Mental Health Survey and Incidence Study-2. J Affect Disord, 2013. 149(1-3): p. 100-7.
8. Bùi Quang Huy, Rối loạn trầm cảm. 2019, Hà Nội: Nxb Y học.
9. Mai, V.Q., et al., An EQ-5D-5L Value Set for Vietnam. Quality of Life Research, 2020: p. 1-11.