ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ – HIỆU QUẢ CỦA BRENTUXIMAB VEDOTIN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN U LYMPHO HODGKIN TÁI PHÁT/KHÁNG TRỊ BỆNH SAU GHÉP TẾ BÀO GỐC TỰ THÂN TẠI VIỆT NAM

Quỳnh Mai Vũ 1,, Minh Văn Nguyễn 1, Văn Minh Hoàng 1
1 Trường Đại học Y tế công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hàng năm tại Việt Nam có 651 ca mắc mới và 251 ca tử vong bởi u lympho Hodgkin, bệnh nhân phần lớn ở độ tuổi trẻ từ 35-45 tuổi với 90% ca là u lympho Hodgkin kinh điển (CHL). Hiện nay, brentuximab vedotin (BV) là một trong số rất ít liệu pháp được chỉ định cho những bệnh nhân CHL tái phát/tiến triển sau ghép ASCT và có hiệu quả về lâm sàng. Tuy nhiên, bằng chứng về chi phí – hiệu quả của BV tại Việt Nam còn hạn chế, do đó, nghiên cứu chi phí – hiệu quả cho thuốc này tại Việt Nam là cần thiết. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng mô hình sống còn phân vùng để ước tính chi phí và hiệu quả của điều trị sử dụng BV so với liệu pháp hóa trị truyền thống. Mô hình sử dụng các tham số đến từ các kết quả thử nghiệm lâm sàng đã công bố, những nguồn chi phí tại Việt Nam và tham vấn ý kiến chuyên gia. Kết quả: Tổng chi phí điều trị cho 01 bệnh nhân sử dụng BV là 399.975.378 đồng, gia tăng 1,33 năm sống thêm, tương ứng 0,32 năm sống chất lượng. Tỷ số chi phí tăng thêm trên số năm sống tăng thêm (ICER-LYs) là 225.505.267 đồng và Tỷ số chi phí tăng thêm trên số năm sống điều chỉnh theo chất lượng cuộc sống tăng thêm (ICER-QALYs) là 925.845.119 đồng. Kết luận: Khi so sánh với ngưỡng chi phí-hiệu quả là 3 lần GDP của Việt Nam, chỉ số ICER theo LYs đã tiệm cận so với ngưỡng sẵn sàng chi trả, tuy nhiên chỉ số ICER theo QALY thì cao hơn rất nhiều so với ngưỡng này. BV là một can thiệp cứu vớt hiệu quả, giúp kéo dài thời gian sống của bệnh nhân CHL tiến triển/tái phát, tuy nhiên chi phí thuốc BV là rào cản lớn để bệnh nhân có thể tiếp cận và sử dụng thuốc BV. Việc BHYT xem xét đưa thuốc BV vào danh mục thanh toán sẽ giúp nâng cao công bằng sức khỏe cho người bệnh CHL tiến triển/tái phát sau ghép ASCT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học. Published online April 22, 2015.
2. National Comprehensive Cancer Network (NCCN). Hodgkin Lymphoma Guidelines Version (3) 2021. Accessed March 21, 2021. https://www.nccn.org/professionals/physician_gls/pdf/hodgkins.pdf
3. Younes A, Gopal AK, Smith SE, et al. Results of a Pivotal Phase II Study of Brentuximab Vedotin for Patients With Relapsed or Refractory Hodgkin’s Lymphoma. J Clin Oncol. 2012;30(18):2183-2189. doi:10.1200/JCO.2011.38.0410
4. Chen R, Gopal AK, Smith SE, et al. Five-year survival and durability results of brentuximab vedotin in patients with relapsed or refractory Hodgkin lymphoma. Blood. 2016;128(12):1562-1566. doi:10.1182/blood-2016-02-699850
5. Swinburn P, Shingler S, Acaster S, Lloyd A, Bonthapally V. Health utilities in relation to treatment response and adverse events in relapsed/refractory Hodgkin lymphoma and systemic anaplastic large cell lymphoma. Leuk Lymphoma. 2015;56(6):1839-1845. doi:10.3109/10428194.2014.970542
6. Ramsey SD, Roth J, Carlson J. Estimated Cost-Effectiveness of Brentuximab Vedotin Vs. Best Supportive Care Following Autologous Stem Cell Transplant in Hodgkin’s Lymphoma. Biol Blood Marrow Transplant. 2015;21(2, Supplement):S146. doi:10.1016/j.bbmt.2014.11.688
7. Engstrom A. PCN145 - The Cost-Effectiveness of Brentuximab Vedotin in Hodgkin Lymphoma in Sweden. Value Health. 2014;17(7):A639. doi:10.1016/j.jval.2014.08.2303