MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỶ LỆ DƯƠNG TÍNH GIẢ CỦA SÀNG LỌC SUY GIÁP TRẠNG BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Ngọc Khánh Nguyễn 1,, Thị Thúy Lan Diệp 2
1 Bệnh viện Nhi Trung Ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ dương tính giả của sàng lọc suy giáp bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 159 trẻ em qua sàng lọc sơ sinh máu gót chân có kết quả nồng độ TSH ≥ 10 mUI/L. Kết quả: Tỷ lệ dương tính giả là 21,4%. Giá trị dự đoán dương tính ở mức TSH ≥ 10 mUI/L, ≥ 18 mUI/L, ≥ 20 mUI/L, ≥ 30 mUI/L, ≥ 40 mUI/L là 78,6%, 80,8%, 81,7%, 84,9%, 86%. Các yếu tố liên quan tỉ lệ dương tính giả như: Tuổi thai <37 tuần có tỷ lệ dương tính giả cao gấp 5,41 lần so với nhóm ≥ 37 tuần (OR=5,41; 95%CI: 1,23 – 24,76). Thời gian lấy mẫu sau sinh < 48h có tỷ lệ dương tính giả cao gấp 2,01 lần so với nhóm ≥ 48 giờ (OR=2,01; 95%CI: 1,27 – 3,11). Kết luận: Tỷ lệ dương tính giả trong nghiên cứu với mức TSH ≥ 10 mUI/L là có thể chấp nhận được với chương trình sàng lọc sơ sinh. Việc lấy mẫu sàng lọc sơ sinh sau 48 tiếng có thể hạn chế tỷ lệ dương tính giả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Büyükgebiz, A. (2013). Newborn Screening for Congenital Hypothyroidism. Journal of Clinical Research in Pediatric Endocrinology, 5(Suppl 1), 8–12.
2. Kopel, J. (2019). A global perspective on newborn congenital hypothyroidism screening. Proceedings (Baylor University. Medical Center), 33(1), 137–139.
3. Saleh, D., Lawrence, S., Geraghty, M., et al. (2016). Prediction of congenital hypothyroidism based on initial screening thyroid-stimulating-hormone. BMC Pediatrics, 16.
4. Lüders, A., Blankenstein, O., Brockow, et al. (2021). Neonatal Screening for Congenital Metabolic and Endocrine Disorders. Deutsches Ärzteblatt International, 118(7), 101–108.
5. Knowles, R. L., Oerton, J., Cheetham, T., et al. (2018). Newborn Screening for Primary Congenital Hypothyroidism: Estimating Test Performance at Different TSH Thresholds. The Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism, 103(10), 3720–3728.
6. Lain, S., Trumpff, C., Grosse, S. D., Olivieri, A., et al (2017). Are lower TSH cutoffs in neonatal screening for congenital hypothyroidism warranted? European journal of endocrinology, 177(5), D1–D12.
7. Rose, S. R., Brown, R. S., et al. (2006). Update of newborn screening and therapy for congenital hypothyroidism. Pediatrics, 117(6), 2290–2303.
8. Natasha L Heather, José GB Derraik, Dianne Webster et al (2019), "The impact of demographic factors on newborn TSH levels and congenital hypothyroidism screening", Clinical Endocrinology, 91(3), tr. 456-463.