NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ NỒNG ĐỘ PROCALCITONIN HUYẾT THANH TRONG NHIỄM TRÙNG SƠ SINH GIAI ĐOẠN SƠ SINH SỚM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH THUẬN

Huy Thạch Lê 1,, Văn Thanh Lê1, Quốc Thắng Lê 1, Thị Thùy Linh Trương 1
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm trùng sơ sinh giai đoạn sơ sinh sớm (NTSSS) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong sơ sinh trên toàn cầu. Mục tiêu: Mô tả lâm sàng và nồng độ procalcitonin huyết thanh trong nhiễm trùng sơ sinh giai đoạn sơ sinh sớm. Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu theo dõi dọc trên 39 trẻ sơ sinh từ 1-7 ngày tuổi, được điều trị nhiễm trùng sơ sinh tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2021. Kết quả: Lâm sàng: Toàn thân: da vàng tái (12,8%), sốt (12,8%), nổi vân tím (12,8%). Tim mạch: tần số tim ≥160 lần/phút (15,4%), CRT >3 giây (7,7%). Hô hấp: nhịp thở ≥60 lần/ phút (33,3%) và <20 lần/phút (12,8%), dấu gắng sức (10,3%), cơn ngưng thở (7,7%). Thần kinh: giảm phản xạ (51,3%), trương lực cơ giảm (30,8%), kém linh hoạt (20,5%). Tiêu hóa: bú kém/ bỏ bú (38,5%), nôn (30,8%), chướng bụng (12,8%). Trung vị nồng độ PCT huyết thanh nhóm NTSSS (4,3 ng/ml) cao hơn so với nhóm không NTSSS (p<0,05). Diện tích dưới đường cong 0,96 (p<0,001) nồng độ PCT cao hoặc thấp có khả năng xác định được NTSSS với điểm cắt 0,17 ng/ml thì độ nhạy 97% và độ đặc hiệu 86%. Kết luận: Lâm sàng của NTSSS đa dạng và PCT có giá trị rất tốt trong chẩn đoán NTSSS.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Phan Ngọc Bích (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nồng độ procalcitonin huyết thanh trong nhiễm trùng sơ sinh sớm tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Huế.
2. Bùi Thị Hằng (2013), Nghiên cứu giá trị của CRP trong chẩn đoán bệnh nhiễm trùng sơ sinh sớm qua đường mẹ - thai, Luận văn thạc sĩ y học của Bác sĩ nội trú bệnh viện, Đại học Y Dược Huế.
3. Đỗ Hồ Tĩnh Tâm (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và kết quả điều trị nhiễm trùng sơ sinh sớm tại khoa Nhi Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Dược Huế.
4. Trần Quốc Việt (2012), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và giá trị chẩn đoán của bạch cầu máu ngoại vi trong bệnh nhiễm trùng sơ sinh sớm qua đường mẹ thai tại khoa Nhi bệnh viện Đại học Y Dược Huế, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại Học Y Dược Huế.
5. Adib M., Bakhshiani Z., Navaei F., et al (2012), “Procalcitonin: a reliable marker for the diagnosis of neonatal sepsis”, Iranian journal of basic medical sciences, 15(2), 777.
6. Gendrel D., Raymond J., Coste J., et al (1999), “Comparison of procalcitonin with C-reactive protein, interleukin 6 and interferon-alpha for differentiation of bacterial vs. viral infections”, The Pediatric infectious disease journal, 18(10), 875-881.
7. Mhada T.V., Fredrick F., Matee M. I., et al. (2012), “Neonatal sepsis at Muhimbili National Hospital, Dar es Salaam, Tanzania; aetiology, antimicrobial sensitivity pattern and clinical outcome”, BMC public health, 12(1), 904.
8. Le Huy Thach, Phan Hung Viet, Le Van Thanh., et al (2021), “Study clinical, paraclinical features and the outcome of treatment for neonatal infections in early period at Ninh Thuan provincial general hospital”, Journal Of Functional Ventilation And Pulmonology, 37(12), 26-32.
9. Velaphi S.C., Westercamp M., Moleleki M., et al. (2019), “Surveillance for incidence and etiology of early-onset neonatal sepsis in Soweto, South Africa”, PloS one, 14(4), e0214077.
10. YanST., Sun L. C., Jia H. B., et al (2017), “Procalcitonin levels in bloodstream infections caused by different sources and species of bacteria”, American journal of emergency medicine, 35(4), 579-583.