XÁC ĐỊNH CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC KÊ ĐƠN THEO HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN NỘI TRÚ MẮC HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

Thị Thu Thủy Nguyễn 1, Thị Ngọc Hồ 1, Thế Anh Nguyễn 2, Vân Anh Lê 2, Thị Thúy Vân Phạm 1, Thị Xuân Phương Đồng 1,
1 Đại học Dược Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu Nghị

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định các rào cản trong việc tuân thủ các khuyến cáo của các HDĐT đối với kê đơn điều trị nội trú bệnh nhân HCMVC tại Bệnh viện Hữu Nghị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng là các bác sĩ tại các Khoa tham gia vào điều trị HCMVC tại Bệnh viện Hữu nghị, sử dụng phương pháp định tính, hình thức phỏng vấn sâu thông qua bộ câu hỏi bán cấu trúc. Kết quả: Tổng cộng 11 bác sĩ tham giap hỏng vấn (54,5% bác sĩ trên 10 năm kinh nghiệm, 63,6% bác sĩ nam). Hai nhóm rào cản được xác định: rào cản nội tại liên quan bác sĩ điều trị (bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, thói quen kê đơn, đồng thuận với hướng dẫn); rào cản bên ngoài (bao gồm hướng dẫn điều trị, cung ứng thuốc, thanh toán bảo hiểm, bệnh nhân). Những rào cản này liên quan đến kê đơn chưa tối ưu các nhóm thuốc kháng kết tập tiểu cầu, thuốc chống đông, thuốc chẹn beta giao cảm và statin. Kết luận: Nghiên cứu đã xác định được các rào cản quan trọng dẫn đến kê đơn chưa tối ưu các nhóm thuốc theo HDĐT trong quản lý nội trú HCMVC tại bệnh viện Hữu Nghị. Đây là các căn cứ quan trọng để có các giải pháp thực tiễn giúp nâng cao chất lượng sử dụng thuốc tại bệnh viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế, Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hội chứng mạch vành cấp, tế Bộ Y, Editor. 2019, Bộ Y Tế.
2. Hồ Thị Ngọc, Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong quản lý nội trú bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp tại bệnh viện Hữu Nghị. 2021.
3. Amsterdam E. A., Wenger N. K., et al. (2014), "2014 AHA/ACC guideline for the management of patients with non-ST-elevation acute coronary syndromes: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines", Circulation, 130(25), pp. e344-426.
4. Cabana M. D., Rand C. S., et al. (1999), "Why don't physicians follow clinical practice guidelines? A framework for improvement", Jama, 282(15), pp. 1458-65.
5. Freier Christian, Heintze Christoph, et al. (2020), "Prescribing and medical non-adherence after myocardial infarction: qualitative interviews with general practitioners in Germany", BMC family practice, 21(1), pp. 81-81.
6. Hertz Julian T., Kweka Godfrey L., et al. (2020), "Provider-perceived barriers to diagnosis and treatment of acute coronary syndrome in Tanzania: a qualitative study", International health, 12(2), pp. 148-154.
7. Ibanez B., James S., et al. (2018), "2017 ESC Guidelines for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation: The Task Force for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation of the European Society of Cardiology (ESC)", Eur Heart J, 39(2), pp. 119-177.
8. Wang Haidong, Naghavi Mohsen, et al. (2016), "Global, regional, and national life expectancy, all-cause mortality, and cause-specific mortality for 249 causes of death, 1980–2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015", The Lancet, 388(10053), pp. 1459-1544.