THỰC TRẠNG NHIỄM VIRUS VIÊM GAN B Ở TRẺ SƠ SINH CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ HBsAg (+) TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Thị Hồng Vân Lê 1, Thị Vân Trang Lê 1, Tuấn Minh Ngô 1, Việt Dũng Nguyễn 1, Xuân Khái Nguyễn 1,
1 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng nhiễm virus viêm gan B (VRVGB) ở trẻ sơ sinh có mẹ có HBsAg (+) và mối liên quan giữa sự xuất hiện các marker VRVGB trong máu cuống rốn (CR) với sự hiện diện của các marker này trong máu mẹ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 120 trẻ sơ sinh, là con của các bà mẹ có HBsAg (+) khi sinh tại khoa Sản, Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 08/2021 đến tháng 12/2021. Kết quả: Trong số 120 trẻ sinh là con của các bà mẹ có HsAg (+), tỷ lệ các marker VRVGB trong máu CR của trẻ là: HBsAg (+) 60,8%, HBeAg (+) 13,3% và HBV DNA (+) là 16,7%. Trong máu mẹ, tỷ lệ HBeAg (+) là 30,8%, HBV DNA ≥5 log 10 copies/mL là 25,0%, nồng độ ALT, AST trung bình lần lượt là 25,7 ± 11,3 và 29,3 ± 12,7 U/L. Tỷ lệ HBsAg (+) trong nhóm bà mẹ có HBeAg (+) là 91,9%, cao hơn nhóm HBeAg (-) chỉ là 47,0%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,01. Trong nhóm bà mẹ có nồng độ HBV DNA ≥5 log 10 copies/mL, có 80,0% trẻ có HBsAg (+), cao hơn nhóm có HBV DNA <5 log 10 copies/mL là 54,4%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,01. Kết luận: tỷ lệ HBsAg (+) trong máu CR của con là 60,8%, tỷ lệ HBeAg (+) là 13,3%, HBV DNA (+) là 16,7%. Trong máu tĩnh mạch của mẹ, HBeAg (+) và nồng độ HBV DNA ≥5 log 10 copies/mL là các yếu tố làm tăng nguy cơ lây truyền VRVGB từ mẹ sang con.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2020), "Prevention of mother-to-child transmission of hepatitis B virus: guidelines on antiviral prophylaxis in pregnancy: web annex A: systematic review of the efficacy and safety of antiviral therapy during pregnancy", pp.
2. KT Yip, SM Chan,TL Que (2006), "Immuno-prophylaxis of babies borne to hepatitis B carrier mothers". Hong Kong Med J, 12(5), pp. 368-74.
3. Yi-Yang Zhu, Ying-Zi Mao, Wei-Ling Wu. et al. (2010), "Does hepatitis B virus prenatal transmission result in postnatal immunoprophylaxis failure?". Clinical vaccine immunology, 17(12), pp. 1836-1841.
4. Tianyan Chen, Jing Wang, Yuling Feng. et al. (2013), "Dynamic changes of HBV markers and HBV DNA load in infants born to HBsAg (+) mothers: can positivity of HBsAg or HBV DNA at birth be an indicator for HBV infection of infants?". BMC infectious diseases, 13(1), pp. 1-8.
5. Lê Đình Vĩnh Phúc,Huỳnh Hồng Quang (2016), "Nghiên cứu tỉ lệ và đặc điểm của nhiễm virus viêm gan B ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ từ 20 đến 35 tại trung tâm y khoa Medic thành phố Hồ Chí Minh năm 2015". Tạp chí Y học dự phòng, 8(181), pp. 108-117.
6. Phí Đức Long (2014). Đánh giá đáp ứng tạo kháng thể đối với vắcxin phòng viêm gan B ở trẻ có mẹ mang HBsAg. Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
7. Kai‐Chi Chang, Mei‐Hwei Chang, Chien‐Nan Lee. et al. (2019), "Decreased neonatal hepatitis B virus (HBV) viremia by maternal tenofovir treatment predicts reduced chronic HBV infection in children born to highly viremic mothers". Alimentary pharmacology therapeutics, 50(3), pp. 306-316.
8. Chu Thị Thu Hà,Đinh Phương Hòa (2008), "Hiệu quả của biện pháp phối hợp can thiệp tiêm phòng Globulin miễn dịch và vắcxin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh tại Hà Nội". Tạp chí Y học dự phòng, 4(96), pp. 24-27.
9. IS Elefsiniotis, M Papadakis, G Vlahos. et al. (2009), "Clinical significance of hepatitis B surface antigen in cord blood of hepatitis B e-antigen-negative chronic hepatitis B virus-infected mothers". Intervirology, 52(3), pp. 132-134.