ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN CỦA HAI CHẾ PHẨM TỪ ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO DO CÔNG TY TNHH LAVITE SẢN XUẤT

Ngọc Trung Dung Huỳnh 1, Kim Ngọc Trì 1, Phú Nguyên Thảo Lê 1, Thị Ngọc Tuyết Nguyễn 2, Công Luận Trần 1,
1 Khoa Dược-Điều Dưỡng, Đại học Tây Đô
2 Công ty TNHH Lavite

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) được ứng dụng nhiều trong điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe con người như: Kháng ung thư, điều hòa miễn dịch, kháng oxy hóa. Phương pháp: Với mục tiêu đánh giá độc tính bất thường và tác dụng bảo vệ gan của các sản phẩm có chứa Đông trùng hạ thảo do công ty TNHH Lavite sản xuất, nghiên cứu được tiến hành thông qua việc thử nghiệm độc tính bất thường đường uống trên chuột và tác dụng bảo vệ gan trên mô hình gây tổn thương gan chuột bởi ethanol dài ngày. Kết quả: Cả hai mẫu thử nghiệm: Nước Đông trùng hạ thảo Hector Sâm (liều 11,76-23,52 mL/kg trọng lượng chuột/ngày tương đương liều dùng 50-100 mL/ngày) và Viên nang Đông trùng hạ thảo Hector 100% (liều 58,8-117,6 mg bột/kg trọng lượng chuột tương đương liều dùng 1-2 viên/ngày) đều không có độc tính bất thường trên chuột thử nghiệm và có tác dụng bảo vệ gan thông qua khả năng làm giảm hoạt độ men gan AST-ALT trong huyết tương, làm giảm hàm lượng MDA, ức chế quá trình peroxy hóa lipid tế bào gan. Kết luận: Cả 2 mẫu thử đều có thể sử dụng như một loại chế phẩm an toàn với hướng tác dụng bảo vệ gan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, “Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu”, Quyết định số 141/QĐ – K2ĐT ngày 27/10/2015.
2. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam. NXB Y học, 2004, 884.
3. Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Hoàng Minh, Nguyễn Thị Ngọc Đan, Nghiên cứu thực nghiệm tác dụng bảo vệ gan của chế phẩm từ lá chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) trên tổn thương gan mạn do ethanol, Tạp chí Y học Tp.HCM, 21(6), 2017, 125-131.
4. Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP. HCM, Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ, Chuyên đề: Đông trùng hạ thảo-Công dụng, xu hướng sản xuất và thương mại, Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM, 2014.
5. Byung-Tae P., Kwang-Heum N., Eui-Cha J., Jae-Wan P., Ha-Hyung K., Antifungal and Anticancer Activities of a Protein from the Mushroom Cordyceps militaris. Korean Journal of Physiol Pharmacology, vol. 13, 2009, 49 – 54.
6. Fengyao W., Hui Y., Xiaoning M., Junqing J., Guozheng Zh., Xijie G. and Zhongzheng G., Structural characterization and antioxidant activity of purified polysaccharide from cultured Cordyceps militaris, African Journal of Microbiology Research, vol 5(18), 2011, 2743-2751.
7. Jian Wanga, Chen Chena, Zhihui Jiang, Meng Wang, Hai Jianga, and Xiaoying Zhang,. Protective effect of Cordyceps militaris extract against bisphenol A induced reproductive damage, Systerms Biology in Reproductive Medicine, vol. 62(4), 2016, 249–257.
8. Kittigan Suwannasaroj, Passaraporn Srimangkornkaew, Pakamon Yottharat, Aunchalee Sirimontaporn,. The Acute and Sub-Chronic Oral Toxicity Testing of Cordyceps militaris in Wistar Rats, Department of Medical Sciences. Vol. 63(3), 2021, 628-647.