ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHÁC ĐỒ ARV TDF+3TC+DTG TRÊN BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỐNG ĐA 2020-2021

Kim Thư Nguyễn 1,, Bá Hiền Phạm 2, Xuân Toản Lê 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa Đống Đa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhiễm HIV/AIDS là gánh nặng về bệnh tật cho người bệnh và gia đình bệnh nhân cũng như toàn xã hội. Điều trị bằng các thuốc (ARV-anti retroviral drugs) đang là biện pháp điều trị tối ưu cho nhóm bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Bộ Y tế Việt Nam mới đây phê chuẩn và khuyến cáo sử dụng phác đồ TDF+3TC+DTG. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của phác đồ TDF + 3TC + DTG trên bệnh nhân HIV/AIDS tại bệnh viện đa khoa Đống Đa. Đối tượng: Nghiên cứu trên 61 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm HIV/AIDS và được điều trị bằng phác đồ TDF+3TC+DTG theo dõi đủ 24 tuần, trong thời gian từ 2/202- đến 6/2021. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu kết hợp tiến cứu. Kết quả: Cân nặng, BMI và số lượng CD4 tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05) tại thời điểm sau 24 tuần điều trị. Có 45/61 (73,8%) bệnh nhân đạt mức vi rút ức chế tối đa (dưới ngưỡng phát hiện). Tuân thủ điều trị có liên quan đến kết quả điều trị (OR=2,32 CI95% 0,21-8,643, p<0,05). Kết luận: Phác đồ thuốc ARV TDF+3TC+DTG có hiệu quả điều trị tốt trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS (cân nặng, CD4 tăng sau 24 tuần điều trị và vi rút được ức chế đạt tỷ lệ cao). Nhóm bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt có khả năng ức chế vi rút ở mức tối đa cao hon 2,32 lần với nhóm tuân thủ điều trị không tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. UNAIDS, “Global HIV & AIDS statistics - 2019 fact sheet”. Available at: Cục Phòng chống HIV/AIDS. Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2020, ban hành kèm theo Quyết định số 45/BC - BYT. 2019.
2. Bộ y tế. Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS, ban hành kèm theo Quyết định 5456/QĐ-BYT ngày 20/11/2019. 2019.
3. Cục phòng chống HIV/AIDS, Hướng dẫn theo dõi phản ứng có hại của thuốc kháng HIV (ARV) trong chương trình phòng chống HIV/AIDS, ban hành kèm theo quyết định số 107/QĐ-AIDS ngày 18/06/2014. 2014.
4. Aboud M, et al. Superior efficacy of dolutegravir (DTG) plus 2 nucleoside reverse transcriptase inhibitors (NRTIs) compared with lopinavir/ritonavir (LPV/RTV) plus 2 NRTIs in second-line treatment: interim data from the DAWNING study, abstract TUAB0105LB, presented at IAS Science, 24-26 July 2017, Paris, France.
5. Taha H., Das A., và Das S. Clinical effectiveness of dolutegravir in the treatment of HIV/AIDS. Infect Drug Resist, 2015;8, 339–352.
6. Castagna A, et al. Dolutegravir in antiretroviral- experienced patients with raltegravir- and/or elvitegravir - resistant HIV-1: 24-week results of the phase III VIKING-3 study, The Journal of Infectious Diseases, August 2014.
7. Nyaku A.N., Zheng L., Gulick R.M., et al. Dolutegravir plus lamivudine for initial treatment of HIV-1-infected participants with HIV-1 RNA <500 000 copies/mL: week 48 outcomes from ACTG 5353. J Antimicrob Chemother, 2019;74(5), 1376–1380.
8. Cahn P., Madero J.S., Arribas J.R., et al. Dolutegravir plus lamivudine versus dolutegravir plus tenofovir disoproxil fumarate and emtricitabine in antiretroviral-naive adults with HIV-1 infection (GEMINI-1 and GEMINI-2): week 48 results from two multicentre, double-blind, randomised, non-inferiority, phase 3 trials. The Lancet, 2013; 393(10167), 143–155.