KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TÂM VỊ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Mạnh Hùng Trần 1,
1 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị ung thư tâm vị tại Bệnh viện Bạch mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 35 trường hợp được phẫu thuật điều trị ung thư tâm vị tại Bệnh viện Bạch mai từ 1/ 2019 đến 12/2021. Kết quả: Trong 35 trường hợp ung thư tâm vị có 26 nam và 9 nữ, tuổi trung bình là 61,5 ± 11,2  tuổi. Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày là 25/35 trường hợp  (71,4%), phẫu thuật Sweet 7/35 (20,0%), phẫu thuật Lewis Santy 2,9%, mở thông dạ dày 5,7%. Tỉ lệ biến chứng sau mổ 11,6%, không có tử vong, diện cắt thực quản không còn tế bào ung thư 23/31 (74,2%), còn tế bào ung thư 8/31 (25,8%), thời gian sống thêm trung bình sau mổ là 23,1 ± 3, 1 tháng, 24 tháng sau mổ có 16 bệnh nhân còn sống (49,7%), 36 tháng có 10 bệnh nhân còn sống (28,5%). Kết luận: Ung thư tâm vị là loại tổn thương có tiên lượng kém do các dấu hiệu lâm sàng nghèo nàn, bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn và mức độ biệt hóa kém của tế bào. Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả, nên cắt toàn bộ dạ dày hay bán phần cực trên phối hợp với cắt thực quản cao để đảm bảo tính triệt căn

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bofani G, Bufalino R, et al (1982). Adequacy of margins of resection in gastrectomy from cancer. Ann Surg, 196, 865-690.
2. Arai K, Kitamura M, Bufalino R, et al (1993). Studies on proximal margins in gastric cancer from the standpoint of dis crepancy between macroscopic and histological measuremen of invation. Gastroenterol surg, 26, 784- 789.
3. Mayer H.J, Johne J, Pichlmay R (1994). Stragtegies in the surgical treatment of gastric carcinoma. Ann Oncol,5, 33-36.
4. Trịnh Hồng Sơn (2001). Nghiên cứu nạo vét hạch trong điều trị phẫu thuật ung thư dạ dày, Luận án tiến sĩ y học, Trường đại học Y Hà Nội
5. Đỗ Mai Lâm (2001) Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư tâm vị, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Trường đại học Y Hà Nội.
6. Joo M P, Woo S R, et al (2006). Prognostic factors for advanced gastric cancer: stagestraitified analysis of patients who underwent curative resection. Cancer Res Treat, 38(10, 13-18.
7. Chikara Kunisaki, MD, Hiroshi Shimada, MD, Masato Nomura, MD, et al (2005). Surgical outcome in patients with gastric adenocarcinoma in the upper third of the stomach. Surgery, 137, 165- 171.
8. Ninh T, Nguyen MD, Hinojosa M, et al. Thoracoscopic Ivor Lewis esophagectomy with colonic interposition. Ann Thorac Surg 2007; 84:2120-4.
9. Honda M, Daiko H, Kinoshita T, et al. Minimally invasive resection of synchronous thoracic esophageal and gastric carcinomas followed by reconstruction: a case report. Surg Case Rep 2015;1:12.