KẾT QUẢ XỬ TRÍ CÁC TRƯỜNG HỢP CHẢY MÁU 24 GIỜ SAU ĐẺ ĐƯỜNG ÂM ĐẠO TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Duy Ánh Nguyễn 1,, Đình Quynh Nguyễn 1
1 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả xử trí các trường hợp chảy máu 24 giờ sau đẻ đường âm đạo tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội 2019 – 2020. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các sản phụ được chẩn đoán CMSĐ 24h đường âm đạo được chẩn đoán, điều trị tại BVPSHN từ ngày 1/1/2019-31/12/2020 đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn. Kết quả: Trong 98 sản phụ CMSĐ có 71 sản phụ cầm máu thành công ở lần xử lý đầu tiên, không có sản phụ nào tử vong. Với việc áp dụng nhiều phương pháp dự phòng, xử trí tích cực vì vậy xử trí thành công ở lần xử lý đầu tiên đạt tỷ lệ cao. Có 5 trường hợp đờ tử cung tiến hành KSTC và dùng các thuốc tăng co không kết quả chuyển phẫu thuật cắt TC chiếm 5.1%. Khâu vết rách âm đạo - tầng sinh môn - cổ tử cung, lấy khối máu tụ tầng sinh môn là 2 phương pháp chính trong xử trí chảy máu sau đẻ do chấn thương đường sinh dục.Tỷ lệ truyền máu trong điều trị chảy máu sau đẻ chung là 80,6%, chủ yếu là hồng cầu khối. Kết luận: Điều trị nội là phương pháp được lựa chọn và ưu tiên hàng đầu trong điều trị đờ tử cung sau đẻ, nếu không có hiệu quả thì phải chuyển qua phương pháp thắt động mạch tử cung hoặc cắt tử cung.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Sản - Trường Đại học Y Hà Nội, Bài giảng Sản phụ khoa Tập 1+2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2006
2. Phạm Văn Chung. Nghiên cứu về tình hình chảy máu sau đẻ tại bệnh viện phụ sản trung ương trong 2 giai đoạn 1998-1999 và 2008-2009. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại Học Y Hà Nội. 2009.
3. Phạm Thị Hải, Nghiên cứu chảy máu sau đẻ tại bệnh viện Phụ sản trung ương từ 7/2004 -6/2007, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 2008.
4. Tô Thị Thu Hằng, Nghiên cứu tình hình các bà mẹ lớn tuổi đẻ con so tại viện BV BMTSS từ năm 1996-2000, Luận văn Thac sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 2001
5. Phạm Thị Xuân Minh, Tình hình chảy máu sau đẻ tại bệnh viên phụ sản trung ương từ 6/1999 - 6/2004. 2014.
6. A. Evensen, J. M. Anderson và P. Fontaine, "Postpartum Hemorrhage: Prevention and Treatment", Am Fam Physician, 2017;95(7), tr. 442-449.