GIÁ TRỊ CỦA SỰ PHỐI HỢP NỒNG ĐỘ NT-proBNP VỚI THANG ĐIỂM GRACE TRONG TIÊN LƯỢNG BIẾN CỐ TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Đức Minh Đặng 1,, Tiến Dũng Nguyễn 1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá giá trị tiên lượng biến cố tim mạch khi phối hợp nồng độ NT-proBNP với thang điểm GRACE trên đối tượng nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 62 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được điều trị tại BV Trung ương Thái Nguyên. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Nồng độ NT-proBNP và thang điểm GRACE có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh nhân có biến cố và không có biến cố (với mức ý nghĩa thống kê p<0,001). Nồng độ NT-proBNP ≥ 3855,0 pmol/L phối hợp với điểm GRACE ≥ 143,5 điểm có ý nghĩa tiên lượng biến cố tim mạch cao tại thời điểm bệnh nhân nhập viện. Kết luận: Phối hợp nồng độ NT-proBNP và thang điểm GRACE tại thời điểm bệnh nhân nhập viện có ý nghĩa tiên lượng biến cố tim mạch trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hội Tim mạch học Việt Nam (2020), Cập nhật khuyến cáo 2020 của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và xử trí Hội chứng mạch vành cấp.
2. Damman P (2015), ESC guidelines for the management of acute coronary syndromes in patients presenting without persistent ST-segment elevation: Comments from the Dutch ACS working group, Vol. 25.
3. Amsterdam E.A (2014), AHA/ACC Guideline for the Management of Patients with Non-ST-Elevation Acute Coronary Syndromes: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines, J Am Coll Cardiol, 64(24): p.139-228.
4. Marco Roffi, Carlo Patrono, Jean Philipe, et al (2020), ESC guidelines for the management of acute coronary syndromes. European Heart Journal, ESC Guidelines.
5. Nguyễn Lân Việt (2015), Nhồi máu cơ tim cấp-hội chứng mạch vành cấp không có đoạn ST chênh lên, Thực hành Bệnh Tim Mạch, Nhà xuất bản Y học: p. 20-34, 51-56.
6. Anderson J.L, Adams C.D, Antman E.M (2017), ACC/AHA 2017 Guidelines for the management of patients with myocardio infarction. J Am Coll Cardiol, 50(7): p. 2549-2569.
7. Hội Tim mạch Việt Nam (2010), Nghiên cứu nồng độ NT-proBNP của bệnh nhân suy tim mạn tính, Cardionet.vn.
8. Giao Thị Thoa (2018), Nghiên cứu nồng độ H-FABP trong chẩn đoán và tiên lượng nhồi máu cơ tim cấp. Luận án Tiến sĩ y học, p. 68-93.
9. David A. Morrow and Christopher P. Cannon (2015), National Academy of Clinical Biochemistry Laboratory Medicine Practice Guidelines: Clinical Characteristic and Utilization of Biochemical Markers in Acute Coronary Syndromes. Circulation, 115: p. 356-375.