KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG ĐÙI BẰNG KẾT HỢP XƯƠNG NẸP KHÓA TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

Thanh Tùng Phạm 1,, Đình Phong Nguyễn 1, Thanh Hùng Lê 1, Việt Hảo Trần 1
1 Bệnh viện TWQĐ 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả, biến chứng kết xương nẹp khóa điều trị gãy kín đầu dưới xương đùi. Đối tượng và phương pháp: 42 bệnh nhân gãy kín đầu dưới xương đùi được điều trị bằng kết xương nẹp khóa từ 2017-2020 tại Bệnh viện TWQĐ 108. Kết quả: có 12 nam và 30 nữ với tuổi trung bình là 59.93 (từ 16-84). 76,19 % BN có tổn thương thuộc loại A1 và A3, nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông. 32 bệnh nhân được đánh giá kết quả xa, thời gian theo dõi trung bình là 18.6 tháng (từ 12 -36 tháng ). Biên độ vận động khớp gối > 125° ở 26 bệnh nhân, 5 bệnh nhân có biên độ vận động 100°- 125°, 1 bệnh nhân có biên độ vận động từ 90°- 99°. 96.88 % bệnh nhân có kết quả tốt và rất tốt. Tỉ lệ liền xương đạt 100 %. Kết luận: Điều trị gãy kín đầu dưới xương đùi bằng kết hợp xương nẹp khóa đạt kết quả khả quan. Kết hợp xương nẹp khóa có thể áp dụng được với hầu hết các loại gãy kín đầu dưới xương đùi nhất là bệnh nhân tuổi cao có loãng xương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hồng Dương (2013), Đánh giá kết quả điều trị gãy kín trên lồi cầu và liên lồi cầu xương đùi bằng kết xương bên trong tại Bệnh viện Quân y 103, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
2. Bùi Mạnh Hà (2009), Đánh giá kết quả điều trị gãy trên lồi cầu và liên lồi cầu xương đùi ở người lớn bằng nẹp DCS tại Bệnh viện 103, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
3. Đỗ Duy Trung (2009), Đánh giá kết quả điều trị gãy trên lồi cầu và liên lồi cầu xương đùi bằng nẹp ốp lồi cầu của AO tại Bệnh viện trung ương Quân đội 108, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Học viện Quân y, Hà Nội.
4. Nagy H. M., El Mehy E., Issa K. (2007), "Buttress condylar plating in the treatment of intercondylar supracondylar fractures of the distal femur", Pan Arab J Ortho Trauma, 11, 26-34.
5. Hoffmann M. F., Jones C. B., Sietsema D. L., et al. (2013), "Clinical outcomes of locked plating of distal femoral fractures in a retrospective cohort",
6. Dimitrov N., Petrov D., Mratskova G., et al. (2015), "Less invasive stabilization system (liss) in the treatment of distal femur fractures", Trakia Journal of Sciences, 13(4), 57.
7. Nayak R. M., Koichade M. R., Umre A. N., et al. (2011), "Minimally invasive plate osteosynthesis using a locking compression plate for distal femoral fractures", Journal of Orthopaedic Surgery, 19(2), 185.
8. Supanich V. (2012), "Results of the Treatment of Type-C Distal Femoral Fractures using Four Different Implants: Condylar Blade Plate, Dynamic Condylar Screw, Condylar Buttress Plate, and Distal Femoral Locking Plate", The Thai Journal of Orthopaedic Surgery, 36 (1-2), 8-15.