NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ NHÂN TRẮC CỦA TRẺ SƠ SINH TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

Thị Xuân Hương Nguyễn1,
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả các chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh tại 20 xã thuộc 4 huyện của tỉnh Thái Nguyên và xác định một số yếu tố liên quan đến cân nặng, chiều dài trung bình của trẻ khi sinh. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: Cân nặng trung bình khi sinh trẻ trai: 3,10 ± 0,39kg; trẻ gái: 3,01 ± 0,38kg: Chiều dài trung bình khi sinh trẻ trai: 49.08 ± 2.87cm; trẻ gái: 48.49 ± 2.73cm; Vòng đầu trung bình trẻ trai: 32.45 ± 2.60cm; trẻ gái: 32.03 ± 2.37cm. Vòng cánh tay trẻ trai: 11.04 ± 1.45cm, trẻ gái: 10.89 ± 1.43cm. Các yếu tố liên quan tới cân nặng của trẻ khi sinh: bà mẹ bổ sung vi chất trước khi mang thai, BMI của bà mẹ trước khi mang thai, tăng cân của bà mẹ trong quá trình mang thai. Các yếu tố liên quan tới chiều dài của trẻ khi sinh: bà mẹ bổ sung vi chất trước khi mang thai, chiều cao của bà mẹ trước khi mang thai. Kết luận: Các chỉ số nhân trắc ở trẻ trai cao hơn trẻ gái, Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ trước và trong quá trình mang thai có liên quan đến cân nặng và chiều dài của trẻ khi sinh. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phan Thị Hòa, Văn Quang Tân, Trần Văn Hưởng và CS (2017), “Chiều dài, cân nặng và yếu tố liên quan của trẻ sơ sinh tại tỉnh Bình Dương năm 2014 ”, Y học Việt Nam, số chuyên đề 453, tháng 4, tr. 21-28.
2. Phạm Quốc Hùng (2017), “So sánh hiệu quả bổ sung đa vi chất với sắt - acid folic lên tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai và tăng trưởng của trẻ đến 12 tháng tuổi tại Hà Nam”, Luận án tiến sĩ dinh dưỡng.
3. Vũ Thị Thanh Hương, Lê Thị Hợp, Lê Anh Tuấn (2011), “Đặc điểm tăng trưởng và hiệu quả bổ sung Đavin- Kids đến phát triển thể lực của trẻ từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi tại Sóc Sơn - Hà Nội ”, Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, 7(1), tr. 34- 40.
4. Gala U.M, Godhia M.L, Nandanwar Y.S (2016), “Effect of maternal nutritional status on birth outcome”, Int J Adv Nutr Health Sci, 4 (2), pp. 226-233.
5. Naheed Vaida (2012), “A study on various factors affecting growth during the first two years of life”, European Scientific Journal, 8 (29), pp. 16-37.
6. Villar J, Cheikh I.L, Victora C. G, et al (2014), “International standards for newborn weight, length, and head circumference by gestational age and sex: the Newborn Cross-Sectional Study of the INTERGROWTH-21st Project”, Lancet, 384 (9946), pp. 857-68.
7. WHO (2006), “Child growth standards 2006”.
8. Woldeamanuel G.G, Geta T.G, Mohammed T.P, et al (2019), “Effect of nutritional status of pregnant women on birth weight of newborns at Butajira Referral Hospital, Butajira, Ethiopia”, SAGE Open Med, 7, pp. 2050312119827096.