KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN CÓ CHỈ ĐỊNH CẤY GHÉP IMPLANT NHA KHOA

Hồng Lợi Nguyễn 1,, Xuân Phú Trần 1
1 Trung tâm Răng hàm mặt, Bệnh viện Trung ương Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cấy ghép nha khoa là một phương pháp điều trị hiệu quả, tiên tiến nhất và đáp ứng lâu dài trong trường hợp bệnh nhân mất răng đặc biệt là mất răng phía sau cùng. Tỉ lệ thành công và dự đoán sự thành công của cấy ghép nha khoa phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó độ đánh giá chất lương đóng vai trò quan trọng. Phương pháp nghiên cứu: Gồm 37 bệnh nhân (47 răng mất) mất răng cối hàm trên có chỉ định điều trị cấy ghép nha khoa tại Trung tâm Răng Hàm Mặt Bệnh viện TW Huế từ tháng 3/2021 đến 10/2021. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 49,32±14,45 tuổi, trung bình của nam là 46,60±13,75 tuổi, trung bình của nữ là 52,53±14,98 tuổi. Nguyên nhân mất răng do sâu răng hay gặp nhất chiếm tỷ lệ 70,2%. Thời gian mất răng > 24 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất là 63,8%. Mật độ xương trung bình là 894,04±200,62 HU, nhỏ nhất là 620 HU và lớn nhất là 1350 HU. Kết luận: Mật độ xương đóng vai trò quan trọng cho việc lựa chọn cách thức phẫu thuật cũng như tiên lượng tỷ lệ thành công của cấy ghép implant. Việc đánh giá chất lượng xương để đưa ra kế hoạch phẫu thuật chính xác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hùng HT (2011). Các quá trình sinh học của Implant Nha khoa, in Giáo trình Cấy Ghép Nha Khoa, Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh: Bộ Môn Cấy Ghép Nha Khoa, Khoa Răng Hàm Mặt.
2. Liên LH, Toại N, Phước TT, et al. (2011). Đánh giá kết quả ứng dụng kỹ thuật cấy ghép nha khoa (Implant) trong phục hình, in Đề tài Khoa học & Công nghệ cấp Bộ năm 2011 Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y dược Huế.
3. Anitua E, Prado R, Orive G (2009). A lateral approach for sinus elevation using PRGF technology. Clin Implant Dent Relat Res, 11 Suppl 1: e23-31.
4. Anitua E, Flores J, Alkhraisat MH (2016). Transcrestal Sinus Lift Using Platelet Concentrates in Association to Short Implant Placement: A Retrospective Study of Augmented Bone Height Remodeling. Clin Implant Dent Relat Res, 18(5): 993-1002.
5. Barbu HM, Andreescu CF, Comaneanu MR, et al. (2018). Maxillary Sinus Floor Augmentation to Enable One-Stage Implant Placement by Using Bovine Bone Substitute and Platelet-Rich Fibrin. BioMed Research International, 2018: 6562958.
6. Nguyên TM (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả phương pháp nâng xoang hở có ghép xương, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Cúc B (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân mất răng hàm trên phía sau bằng phương pháp nâng xoang hở, ghép xương và cấy ghép implant một thì tại Bệnh viện Mắt - Răng Hàm Mặt Cần Thơ năm 2017-2018, in Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
8. Việt ĐV (2013). Nghiên cứu điều trị mất răng hàm trên từng phần bằng kỹ thuật implant có ghép xương, in Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.