NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VỚI CÁC BỆNH TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CÓ BỆNH LÝ TIM MẠCH

Hồng Khôi Võ 1,2,3,, Thị Thúy Hồng Lê 1, Bá Chung Chu 1,3
1 Trung tâm Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội
3 Đại học Y Dược ĐHYQG HN

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Đặt vấn đề: Nhồi máu não là thể hay gặp nhất của tai biến mạch nãochiếm tới 85%, nhồi máu não do bệnh lý tim mạch chiếm khoảng 15% các nguyên nhân gây đột quỵ não. Đặc biệt đối với bệnh nhân nhồi máu não có bệnh lý tim mạch, liệu có mối tương quan nào giữa các đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học với các bệnh tim mạch hay không. Mục tiêu: Đánh giá mối tương quan giữa một số đặc điểm lâm sàng với các bệnh lý tim mạch của bệnh nhân nhồi máu não có bệnh lý tim mạch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 86 bệnh nhân nhồi máu não có bệnh lý tim mạch điều trị nội trú tại Khoa Thần kinh và Viện Tim Mạch Bệnh viện Bạch mai từ tháng 08 năm 2014 đến tháng 08 năm 2015. Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Tuổi mắc bệnh tập trung cao nhất ở nhóm tuổi trên 50 tuổi, có 64 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 74,4%, tỷ lệ nam/nữ = 1,6/1. Điểm hôn mê Glasgow trung bình là 12,9; 57% bệnh nhân nhồi máu não có diện tích nhỏ trên phim chụp. Bệnh lý về van tim (40 bệnh nhân) và rung nhĩ (27 bệnh nhân), chiếm tỷ lệ lần lượt là 46,5% và 31,4%. Kiểm định khi bình phương cho thấy không có sự khác biệt giữa mức độ hồi phục theo thang điểm Rankin trong các nhóm bệnh tim mạch. Cũng dựa vào kiểm định khi bình phương cho thấy: không có sự khác biệt về mức độ rối loạn ý thức và hình ảnh chụp CLVT sọ não giữa các nhóm bệnh nhân nhồi máu não do bệnh lý tim mạch. Kết luận: Nhồi máu não có bệnh lý tim mạch gặp chủ yếu ở người 50-70 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ. Điểm hôn mê Glasgow trung bình của bệnh nhân nhồi máu não có bệnh lý tim mạch cao. Hai nhóm bệnh tim mạch hay gặp ở bệnh nhân nhồi máu não là bệnh lý van tim và rung nhĩ… Mức độ rối loạn ý thức và hình ảnh CLVT sọ não không phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh tim mạch. Nhồi máu não do loại bệnh lý tim mạch nào thì di chứng của chúng thường mức độ vừa và nặng là chủ yếu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1) Hoàng Công Thực (1999), “Một số đặc điểm, yếu tố nguy cơ giá trị tiên lượng của bệnh cảnh tắc động mạch ở bệnh nhân bị bệnh van tim”. Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y.
2) Lương Tuấn Thoại (2005), “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tai biến mạch máu não do bệnh van tim”. Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
3) Trần Thị Thanh (2012). “Nghiên cứu áp dụng thang điểm NIHSS đánh giá bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp tại Khoa Thần Kinh, Bệnh viện Bạch Mai”, Luận văn BSNT, Trường ĐH Y Hà Nội.
4) Phạm Gia Khải, Trần Song Giang, Nguyễn Minh Hùng và cộng sự (2004).“Tình hình tai biến mạch máu não tại Viện Tim mạch Việt Nam (1/1996-12/2002)”, Tạp chí Y học Việt Nam, số đặc biệt tháng 8/2004, tập 301.
5) Kanter M. C. (1996).“Neurological aspects of Cardiogenic Embolism”, Cardiogenic embolis, 21-25.