KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ NỒNG ĐỘ LACTAT MÁU Ở BỆNH NHÂN SUY TIM CẤP CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM KHÔNG CÓ SỐC TIM

Hữu Việt Nguyễn 1,, Đức Lộc Đinh 2, Long Bùi1,3, Doãn Lợi Đỗ 3
1 Bệnh viện Hữu Nghị
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ lactat máu ở bệnh nhân suy tim cấp có phân suất tống máu giảm không có sốc tim. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán suy tim cấp có phân suất tống máu giảm không có sốc tim được điều trị tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 5/2020 đến tháng 6/2021. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả và kết luận: 88 bệnh nhân nghiên cứu có tuổi trung bình là 64,57 ± 14,42 tuổi, 70,5% là nam. Nguyên nhân suy tim do bệnh mạch vành chiếm 62,5%, tiếp theo là tăng huyết áp (15,9%), bệnh cơ tim (11,4%) và bệnh van tim (10,4%). Tỷ lệ suy tim mới khởi phát chiếm 13,0%. Đặc điểm lâm sàng: HATT TB 126,4 ± 18,55 mmHg, HATTr TB 80,68 ± 12,80mmHg; tần số tim TB 98,57 ± 16,31 chu kỳ/phút; tần số thở TB 26,80 ± 4,31 lần/phút; SpO2 TB 92,06 ± 2,41%; 100% bệnh nhân có ran ẩm; 98,9% khó thở NYHA III, IV; 30,7% phù hai chi dưới; 29,5% gan to và 21,6% rung nhĩ. Đặc điểm cận lâm sàng: PSTM EF TB 27,89 ± 5,81%; nồng độ NT–proBNP TB824,13 [377,30; 4138,0] pmol/L; nồng độ troponin T TB 39,81 [6,80; 130,0] ng/L; mức lọc cầu thận TB 47,16 ± 20,39 ml/ph, nồng độ lactat máu TB 1,80±0,71 mmol/l.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Farmakis D, Parissis J, Lekakis J, Filippatos G. Acute heart failure: Epidemiology, risk factors, and prevention. Rev Esp Cardiol (Engl Ed). 2015;68(3):245-248.
2. Vương Thị Ánh Tuyết (2020). Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ acid uric với tỷ lệ tử vong và tái nhập viện của bệnh nhân suy tim cấp tại Viện Tim mạch Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Zymliński R, Biegus J, Sokolski M, et al. Increased blood lactate is prevalent and identifies poor prognosis in patients with acute heart failure without overt peripheral hypoperfusion. Eur J Heart Fail. 2018;20(6):1011-1018.
4. Uyar H, Yesil E, Karadeniz M, et al. The Effect of High Lactate Level on Mortality in Acute Heart Failure Patients With Reduced Ejection Fraction Without Cardiogenic Shock. Cardiovasc Toxicol. 2020;20(4):361-369.
5. Biegus J, Zymliński R, Sokolski M, et al. Clinical, respiratory, haemodynamic, and metabolic determinants of lactate in heart failure. Kardiol Pol. 2019;77(1):47-52.
6. Senni M, Gavazzi A, Oliva F, et al. In-hospital and 1-year outcomes of acute heart failure patients according to presentation (de novo vs. worsening) and ejection fraction. Results from IN-HF Outcome Registry. Int J Cardiol. 2014;173(2):163-169.
7. Bosso G, Mercurio V, Diab N, et al. Time-weighted lactate as a predictor of adverse outcome in acute heart failure. ESC Heart Fail. 2021;8(1):539-545.
8. Kawase T, Toyofuku M, Higashihara T, et al. Validation of lactate level as a predictor of early mortality in acute decompensated heart failure patients who entered intensive care unit. J Cardiol. 2015;65(2):164-170.