KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH DỰ PHÒNG TRONG PHẪU THUẬT MỘT SỐ BỆNH TIÊU HÓA

Đức Thụ Vũ1,, Văn Đạo Trần 1, Tiến Hiệp Vũ 1
1 Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật một số bệnh tiêu hóa. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, những bệnh nhân phẫu thuật cắt ruột thừa, thoát vị bẹn và  túi mật được sử dụngdụng kháng sinh dự phòng, từ tháng 4/2021 đến tháng 9/2021, tại Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí. Kết quả: có 229 trường hợp. Tỷ lệ thành công chung của sử dụng kháng sinh dự phòng là 95,2%. Tỷ lệ thành công riêng của phương pháp đối với cắt ruột thừa, mổ thoát vị bẹn và cắt túi mật nội soi lần lượt là: 94,6%; 100% và 91,0%.Thời gian nằm viện trung bình 3.8 ± 1,3 ngày. Biến chứng gặp 3,1%. Kết luận: Sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật cắt ruột thừa, mổ thoát vị bẹn và cắt túi mật an toàn và hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. A. P. Maccormick, J. A. akoh (2018), “Survey of SurgeonS regarding prophylactic antibiotic use in inguinal hernia repair”. Scandinavian Journal ofsurgery, Vol. 107(3) 208–211.
2. Gona Jaafar, Gabriel Sandblom, Lars Lundell Folke Hammarqvist (2020), “Antibiotic prophylaxis in acute cholecystectomy revisited: results of a double-blind randomised controlled trial”. Langenbeck's Archives of Surgery (2020) 405:1201–1207.
3. Soleiman Hosseini Khalifani, et al, (2016), “Is a single dose of prophylactic antibiotics sufficient in patients withacute non-complicated appendicitis?”. Hosp Pract Res. Aug;1(3):83-86.
4. Soon Min Choi, et al (2015), “Is single administration of prophylactic antibiotics enough after laparoscopic appendectomy for uncomplicated appendicitis?”. J Acute Care Surg Vol. 5 No. 2.
5. Nguyễn Ngọc Hiền, Biện Thị Trúc Uyển (2002), “ Kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật viêm ruột thừa”. Y học Việt Nam tập 269, trang 28-32.
6. Bauer Torben, et al, “Antibiotic prophylaxis in acute nonperforated appendicitis”, Annals of Surgery: March 1989 - Volume 209 - Issue 3 – p: 307-311.
7. Bùi Mạnh Côn (2015), “ Kháng sinh dự phòng và nhiễm trùng vết mổ trong phẫu thuật nội soi cắt túi mật”. Y học Việt Nam số 1 tập 435, trang 14-17.
8. Aamna Nazir, et al (2019), “Comparison of Open Appendectomy and Laparoscopic Appendectomy in Perforated Appendicitis”. Open access orginal article, 1-6.