TỔNG QUAN HỆ THỐNG CÁC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KINH TẾ DƯỢC CỦA THUỐC TIÊM TRUYỀN ĐÓNG LIỀU SẴN SO VỚI THUỐC TIÊM TRUYỀN TRUYỀN THỐNG

Minh Hoa Hoàng 1, Ngọc Công Khanh Dương 2, Hồng Minh Lê 3, Thị Tuyết Mai Kiều 1, Thị Hà Nguyễn 2,
1 Trường Đại học Dược Hà Nội
2 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
3 Trung tâm nghiên cứu và Đánh giá kinh tế y tế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thuốc tiêm đóng liều sẵn là một trong những giải pháp có khả năng làm giảm bớt các sai sót thuốc (SST) liên quan tới quá trình chuẩn bị và thực hiện thuốc so với thuốc tiêm truyền thống, trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả và an toàn của thuốc. Mục tiêu: Thực hiện một nghiên cứu tổng quan hệ thống về các đánh giá kinh tế y tế của thuốc tiêm truyền đóng liều sẵn so với thuốc tiêm truyền truyền thống để cung cấp các bằng chứng cho các cơ quan quản lý và các nhà hoạch định trong việc lựa chọn thuốc. Phương pháp nghiên cứu: Tổng quan hệ thống thực hiện theo hướng dẫn thực hiện tổng quan hệ thống của PRISMA (1). Kết quả nghiên cứu: Bốn nghiên cứu đạt tiêu chuẩn lựa chọn đã cho thấy các thuốc tiêm truyền đóng liều sẵn có thể đem lại lợi ích trên nhiều khía cạnh. Thuốc tiêm truyền đóng liều sẵn giúp giảm tỷ lệ SST, từ đó giảm chi phí điều trị liên quan tới SST, đồng thời có thể kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Ngoài ra, thuốc tiêm đóng liều sẵn có thể làm tăng tỷ lệ bệnh nhân được nhận điều trị. Kết luận: Việc sử dụng thuốc tiêm truyền đóng liều sẵn đem lại lợi ích về cả lâm sàng và kinh tế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Liberati A, Altman DG, Tetzlaff J, Mulrow C, Gøtzsche PC, Ioannidis JP, et al. The PRISMA statement for reporting systematic reviews and meta-analyses of studies that evaluate health care interventions: explanation and elaboration. Journal of clinical epidemiology. 2009;62(10):e1-e34.
2. Fraind Deborah B, Slagle Jason M, Tubbesing Victor A, Hughes Samuel A, Weinger Matthew B. Reengineering Intravenous Drug and Fluid Administration Processes in the Operating Room: Step One: Task Analysis of Existing Processes. Anesthesiology. 2002;97(1):139-47.
3. Adapa RM, Mani V, Murray LJ, Degnan BA, Ercole A, Cadman B, et al. Errors during the preparation of drug infusions: a randomized controlled trial. British journal of anaesthesia. 2012;109(5):729-34.
4. van der Linden P, Douchamps J, Schmitt C,

Forget D. Ready-to-use injection preparations versus conventional reconstituted admixtures: economic evaluation in a real-life setting. PharmacoEconomics. 2002;20(8):529-36.
5. Macias AE, Huertas M, de Leon SP, Munoz JM, Chavez AR, Sifuentes-Osornio J, et al. Contamination of intravenous fluids: a continuing cause of hospital bacteremia. American journal of infection control. 2010;38(3):217-21.
6. Larmené-Beld KHM, Spronk JT, Luttjeboer J, Taxis K, Postma MJ. A Cost Minimization Analysis of Ready-to-Administer Prefilled Sterilized Syringes in a Dutch Hospital. Clinical therapeutics. 2019;41(6):1139-50.
7. Pichon-Riviere A, Glujovsky D, Garay OU, Augustovski F, Ciapponi A, Serpa M, et al. Oxytocin in Uniject Disposable Auto-Disable Injection System versus Standard Use for the Prevention of Postpartum Hemorrhage in Latin America and the Caribbean: A Cost-Effectiveness Analysis. PloS one. 2015;10(6):e0129044.
8. Rosselli D, Rueda JD, Silva MD, Salcedo J. Economic Evaluation of Four Drug Administration Systems in Intensive Care Units in Colombia. Value in health regional issues. 2014;5:20-4.