NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỂU TRỊ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN PHÂN LIỆT CẢM XÚC LOẠI TRẦM CẢM

Nguyễn Ngọc Trần 1,2, Minh Tâm Dương 1,2,
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện Sức Khỏe Tâm Thần - Bệnh Viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu mô tả kết quả điều trị triệu chứng trầm cảm ở người bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần – bệnh viện Bạch Mai. Đây là một nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, thực hiện trên 40 người bệnh được chẩn đoán rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD – 10 (F25.1). Kết quả cho thấy người bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc có tuổi trung bình là 30,3±8,2 tuổi, thường xuất hiện ở nữ giới hơn nam giới và tỉ lệ nữ / nam ≈ 1,4 /1. Trong các thuốc chống trầm cảm, sertraline được sử dụng nhiều nhất (90,0%) với liều trung bình cao nhất là 125 ± 52,8 mg/ngày. Khi bắt đầu điều trị, 100% bệnh nhân có khí sắc trầm, tiếp theo là 87,5% bệnh nhân biểu triệu chứng giảm quan tâm thích thú và 82,5% bệnh nhân biểu hiện giảm năng lượng, dễ mệt mỏi. Kết thúc điều trị, các triệu chứng đều có sự thuyên giảm. Trong đó, giảm nhiều nhất là triệu chứng giảm quan tâm thích thú, từ 87,5% xuống còn 22,5%. Các triệu chứng phổ biến của trầm cảm cũng cho thấy có sự thuyên giảm mạnh trước và sau điều trị. Sau điều trị, tỷ lệ bệnh nhân rối loạn giấc ngủ, ăn uống kém ngon miệng đã giảm xuống còn khoảng 10% và 20%.  Một số triệu chứng còn lại như giảm chú ý, giảm dục năng, nhìn tương lai ảm đạm và bi quan chiếm tỷ lần lượt là 20%, 20% và 30%. Các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm vẫn còn chiếm tỷ lệ tương đối cao như khí sắc trầm (57,5%), giảm năng lương, dễ mệt mỏi, giảm hoạt động, mất lòng tin vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao, lần lượt là 67,5% , 62,5%và 42,5%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Organization WH. The ICD-10 Classification of Mental and Behavioural Disorders: Clinical Descriptions and Diagnostic Guidelines. 1st edition. World Health Organization; 1992.
2. Azorin JM, Kaladjian A, Fakra E. [Current issues on schizoaffective disorder]. L’Encephale. 2005;31(3):359-365.doi:10.1016/s0013-7006(05)82401-7
3. Association AP. Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 5th Edition: DSM-5. 5th edition. American Psychiatric Publishing; 2013.
4. Levinson DF, Umapathy C, Musthaq M. Treatment of schizoaffective disorder and schizophrenia with mood symptoms. Am J Psychiatry. 1999;156(8):1138-1148. doi:10.1176/ ajp.156.8.1138
5. Benabarre A, Vieta E, Colom F, Martínez-Arán A, Reinares M, Gastó C. Bipolar disorder, schizoaffective disorder and schizophrenia: epidemiologic, clinical and prognostic differences. Eur Psychiatry J Assoc Eur Psychiatr. 2001; 16 (3):167-172. doi:10.1016/s0924-9338(01)00559-4
6. Ndetei DM, Khasakhala L, Meneghini L, Aillon JL. The relationship between schizoaffective, schizophrenic and mood disorders in patients admitted at Mathari Psychiatric Hospital, Nairobi, Kenya. Afr J Psychiatry. 2013;16(2):110-117. doi:10.4314/ajpsy.v16i2.14
7. Tollefson GD, Sanger TM, Lu Y, Thieme ME. Depressive signs and symptoms in schizophrenia: a prospective blinded trial of olanzapine and haloperidol. Arch Gen Psychiatry. 1998;55(3):250-258. doi:10.1001/archpsyc.55.3.250
8. Di Fiorino M, Montagnani G, Trespi G, Kasper S. Extended-release quetiapine fumarate (quetiapine XR) versus risperidone in the treatment of depressive symptoms in patients with schizoaffective disorder or schizophrenia: a randomized, open-label, parallel-group, flexible-dose study. Int Clin Psychopharmacol. 2014;29 (3):166-176. doi:10.1097/YIC.0000000000000017