SO SÁNH TÁC DỤNG TRÊN TUẦN HOÀN VÀ CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG CỦA ONDANSETRON VỚI DEXAMETHASON HOẶC METOCLOPRAMID ĐỂ DỰ PHÒNG NÔN, BUỒN NÔN TRONG VÀ SAU MỔ LẤY THAI

Đức Lam Nguyễn 1,, Văn Hiệp Vũ 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh tác dụng trên tuần hoàn và các tác dụng không mong muốn của Ondansetron với Dexamethason hoặc Metoclopramid để dự phòng nôn, buồn nôn trong và sau mổ lấy thai. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 90 sản phụ ASA I-II (20 - 41 tuổi), có chỉ định mổ lấy thai, vô cảm bằng gây tê tủy sống, tại khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện phụ sản Hà Nội từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2020. Các sản phụ được phân loại ngẫu nhiên thành ba nhóm bằng nhau: Nhóm O được tiêm tĩnh mạch 8 mg Ondansetron, nhóm D được tiêm tĩnh mạch 8mg Dexamethason, nhóm M được tiêm tĩnh mạch 10 mg Metoclopramid. Các tác dụng không mong muốn được đánh giá liên tục trong và 24 giờ đầu sau mổ. Kết quả: Tỷ lệ tụt huyết áp của các bệnh nhân ở nhóm Ondansetron là 36,7%; của nhóm Dexamethasone là 56,7% và của nhóm Metoclopramide là 53,3%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỷ ngứa của ba nhóm lần lượt là: 36,7% so với 56,7% và 43,3%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Không gặp trường hợp nào bị đau thượng vị, rối loạn nhịp tim hoặc bị hội chứng ngoại tháp… Kết luận: Tỷ lệ tụt huyết áp của các bệnh nhân ở nhóm Ondansetron thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm Dexamethason hoặc nhóm  Metoclopramid với p<0,05. Tỷ lệ các tác dụng không mong muốn khác như: ngứa, đau thượng vị… không có sự khác biệt giữa ba nhóm. Không gặp trường hợp nào bị rối loạn nhịp tim hoặc bị hội chứng ngoại tháp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đình Đức và CS. Nghiên cứu tác dụng dự phòng buồn nôn và nôn của dexamethason sau gây yê tủy sống mổ lấy thai. Tạp chí Y - Dược học quân sự. 2014;số 5.
2. Anahita Hirmanpour1 MSM, Azim Honarmand1,Seyede Hamideh Hashemi Yazdi1,Arash Pourreza1. Ondansetron and Metoclopramide Can Prevent Intrathecal Sufentanil-Induced Pruritus. RESEARCH ARTICLE. 2018;4(1):409-416.
3. S.Farmawy MMR. Effects of intravenous ondansetron and granisetron on hemodynamic changes and motor and sensory blockade induced by spinal anesthesia in parturients undergoing cesarean section. Egyptian Journal of Anaesthesia.29(4):369-374.
4. Heesen M, Klimek M, Hoeks SE, Rossaint R. Prevention of Spinal Anesthesia-Induced Hypotension During Cesarean Delivery by 5-Hydroxytryptamine-3 Receptor Antagonists: A Systematic Review and Meta-analysis and Meta-regression. Anesthesia and analgesia. Oct 2016;123(4):977-988.
5. Owczuk R, Wenski W, Polak-Krzeminska A, et al. Ondansetron given intravenously attenuates arterial blood pressure drop due to spinal anesthesia: a double-blind, placebo-controlled study. Regional anesthesia and pain medicine. Jul-Aug 2008;33(4):332-339.
6. Sahoo T, SenDasgupta C, Goswami A, Hazra A. Reduction in Spinal-induced Hypotension With Ondansetron in Parturients Undergoing Cesarean Section: A Double-blind Randomized, Placebo-controlled Study. Obstetric Anesthesia Digest. 2013;33(1):31-32.
7. C L Shen 1 YYH, Y C Hung, P L Chen. Arrhythmias during spinal anesthesia for Cesarean section. Canadian Journal of Anaesthesia. 2000 May 2000;47(5):393-397.