ĐẶC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CO GIẬT DO SỐT Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Văn Bắc Nguyễn 1,, Thi Xuân Hương Nguyễn1, Bích Hoàng Nguyễn 2, Quốc Trưởng Dương 1, Thị Phượng Nguyễn 1, Hà Thành Bế 1, Nhân Duật Trần 1
1 Đại học Y Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm và  xác định một số yếu tố nguy cơ co giật do sốt ở trẻ em tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng: Tất cả bệnh nhân nhập trung tâm Nhi khoa bệnh viện trung ương Thái nguyên được chẩn đoán co giật do sốt. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả. Kết quả: Co giật do sốt gặp nhiều ở trẻ 6-36 tháng chiếm 81,5%. Tuổi trung bình lúc nhâp viện là 22,66 ± 12,71 tháng. Cơn co giật xuất hiện khi thân nhiệt trẻ ở mức 39-400 C có tỉ lệ cao nhất 69,3%. Co giật do sốt đơn thuần chiếm ưu thế 82,5% số trường hợp, co giật do sốt phức hợp chiếm 16,6%, trạng thái CGDS chiếm 0,9%. Nguyên nhân gây sốt trong CGDS chủ yếu là bệnh lý ở đường hô hấp trên 62,5%. Tỷ lệ ngạt chu sinh trong nhóm CGDS phức hợp là 21,1 % cao hơn so với nhóm CGDS đơn thuần là 2,1%. Kết luận: Co giật do sốt chủ yếu xảy ra ở trẻ 6-36 tháng đa số là cơn giật đơn thuần, nguy cơ cao xuất hiện cơn giật  khi thân nhiệt trẻ ở mức trên 390C, nhiễm trùng đường hô hấp trên, tình trạng ngạt lúc sinh là yếu tố nguy cơ gây co giật do sốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cao Xuân Đĩnh, (2007). Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả dự phòng co giật do sốt ở trẻ em, Luận văn Bác Sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Thu, (2013). Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của co giật do sốt và hình ảnh điện não đồ của co giật do sốt tái phát ở trẻ em, Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
3. Aslan MA (2021). Evaluation of Patients Presenting With First Febrile Seizure. Cureus, 13(7), e16151.
4. Heydarian F., Bakhtiari E., Yousefi S (2018). The first febrile seizure: An updated study for clinical risk factors. Iranian Journal of Pediatrics, 28(6).
5. Husodo F.A., Radhiah S (2021). Risk Factors for Febrile Seizures in Children Aged 6 – 59 Months in Surabaya, East Java. Althea Medical Journal, 8(3), 144–148.
6. Jain S. và Santhosh A. (2021). Febrile Seizures: Evidence for Evolution of an Operational Strategy from an Armed Forces Referral Hospital. Pediatric Health Med Ther, 12, 151–159.
7. Mikati MA, Tchapyjnikov D. Febrile Seizures. In: Kliegman RM, Geme JWS, Blum NJ, Shah SS, Tasker RC, Wilson KM, editors. Nelson Text Book of Pediatrics. 21. Elsevier Inc; 2020. pp. 3092–4.
8. Pokhrel R.P., Bhurtel R., Malla K.K. (2021). Study of Febrile Seizure among Hospitalized Children of a Tertiary Centre of Nepal: A Descriptive Cross-sectional Study. JNMA J Nepal Med Assoc, 59(238), 526–530.