HÓA TRỊ BỔ TRỢ TRƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠN III KHÔNG MỔ ĐƯỢC TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU- BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Thị Kim Phượng Trần 1,, Phong Thu Lê 1, Hồng Trường Nguyễn 1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ trước (HTBTT) trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn III không mổ được. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứutrên 34 bệnh nhân ung thư vú giai đoạn III không mổ được điều trị bằng HTBTT tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện TW Thái Nguyên từ 01/01/2017 đến 31/12/2020. Ghi nhận các thông tin về một số đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học, tỷ lệ đáp ứng, tỷ lệ chuyển thành mổ được; tỷ lệ độc tính của hóa trị. Kết quả: 67,7% bệnh nhân có đáp ứng toàn bộ trên lâm sàng, trong đó 11,8% bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn (ĐƯHT); 55,9% đáp ứng một phần (ĐƯMP); về mô bệnh học (MBH), đáp ứng hoàn toàn gặp là 16,6 %; 79,2% bệnh nhân đạt ĐƯMP trên mô bệnh học;tỷ lệ chuyển thành mổ được là 70,6%, trong đó 95,8% bệnh nhân đáp ứng yêu cầu mổ triệt căn; độc tính của hóa trị gặp phần lớn là độ 1,2. Kết luận: Hóa trị bổ trợ trước trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn III không mổ được có hiêu quả giảm giai đoạn u và hạch, giúp chuyển từ giai không mổ được sang mổ được, góp phần điều trị triệt căn cho bệnh nhân. Các phác đồ hóa chất có độc tính mức độ thấp, phù hợp với mức độ dung nạp của phần lớn bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thanh Đức (2014), “Nghiên cứu hiệu quả hóa chất bổ trợ trước phẫu thuật phác đồ AP trong ung thư vú giai đoạn III không mổ được. Luận án tiến sĩ Y học. Kết quả bước đầu hóa trị liệu tân bổ trợ phác đồ AP trong ung thư vú giai đoạn III không mổ được”, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà nội.
2. Lê Phong Thu, Tạ Văn Tờ (2017), “Đặc điểm mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến vú giai đoạn II-III sau điều trị hóa chất tiền phẫu tại Bệnh viện K Hà Nội”, Tạp chí nghiên cứu Y học, tập 106, số 1, tr. 56-63.
3. Nguyễn Thị Thủy (2016), “Đánh gia kết quả hóa trị bổ trợ trước phác đồ 4AC-4T trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn III”, Luận văn bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. De Lena M, Varini M, Zucali R, et al (1981). Multimodal treatment for locally advanced breast cancer. Results of chemotherapy- radiotherapy versus chemotherapy-surgery. Cancer Clin Trials (4), 229-236.
5. Perloff M, Lesnick GJ,Korzun A, et al (1988).Combination Chemotherapy With Mastectomy or Radiotherapy for Stage III Breast Carcinoma: A Cancer and Leukemia Group B Study. J Clin Oncol (6), 261-269.
6. Petrelli F, Coinu A, Lonati V, et al. (2016), "Neoadjuvant dose-densechemotherapy for locally advanced breast cancer: a meta-analysis of published studies", Anticancer Drugs, 27 (7), pp. 702-8.
7. Wang, M., Hou, L., Chen, M. (2017), Neoadjuvant Chemotherapy Creates Surgery Opportunities For Inoperable Locally Advanced Breast Cancer. Scientific Reports (7), pp.44673-7.
8. Shet, T., Agrawal, A., Chinoy, R. (2007), “Changes in the tumor grade and biological markers in locally advanced breast cancer after chemotherapy--implications for a pathologist”, Breast J, 13(5), pp.457-64.