ĐẶC ĐIỂM KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN GRAM ÂM SINH ENZYME BETA LACTAMASE PHỔ RỘNG PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2018-2020

Thị Hồng Nhung Lương 1,, Anh Hoang 2, Thị Kim Hạnh Trần 2, Xuân Quyết Nghiêm 2
1 Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện trung ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu để đánh giá tình trạng  kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gram âm sinh enzyme  beta lactamase phổ rộng (extended spectrum beta-lactamase, ESBL) phân lập tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018-2020. Kết quả nghiên cứu: Có 388/1156 (33,5%) chủng vi khuẩn Gram âm sinh ESBL phân lập được. Trong 388 chủng vi khuẩn sinh ESBL, E.coli có tỷ lệ sinh ESBL cao nhất 307 (79,1%), K.pneumoniae  58 (14,9%),  Proteus sp 19 (4,9%). Nhóm vi khuẩn ESBL(+) có tỷ lệ kháng kháng sinh cao hơn nhóm ESBL(-), một số kháng sinh Cephalosporins có tỷ lệ kháng rất cao như E.coli: Cefuroxime (90,9%), Ceftazidime (81,2%), Ceftriaxone (92,9%), Cefotaxim (95,7%) và Cefepime (76,4%), K.peumoniae: Cefuroxime (75,7%), Cefotaxim (90,2%) Ceftriaxone (81,6%), Ceftazidime (75%), Cefepime (62,1%), Proteus sp: Cefuroxime (100%), Cefotaxim (100%) Ceftriaxone (80%), Ceftazidime (75%). Ngoài ra, một số kháng sinh thuộc các nhóm kháng sinh khác cũng có tỷ lệ kháng cao > 80% - 100% tuỳ loài vi khuẩn như: Ampicillin, Tetracycline, Piperacilln, Trimethoprime – Sulfamethohazole 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Thị Phương Dung, Nguyễn Thanh Bảo và Võ Thị Chi Mai (2010). “Khảo sát trực khuẩn Gram âm sinh men ESBL phổ rộng phân lập tại Bệnh viên Đại học Y Dược thanh phố Hồ Chí Minh”. Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 14, Phụ bản của S2, Trang 202 – 205.
2. Lê Thanh Điền, Trần Trọng Tín và sc (2017). “Tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre”. Tạp chí Y học Dự phòng, Tập 27, Số 11, Trang 180-184.
3. Hoàng Quỳnh Hương, Nguyễn Thanh Hằng (2019) . Nghiên cứu tình trạng kháng kháng sinh của một số chủng vi khuẩn Enterobacteriaceae gây nhiễm khuẩn huyết phân lập tại bệnh viện đa khoa Tỉnh Thái Bình. Tạp chí y học Việt Nam, tập 498 - số 2- 1/2021, Trang 47-50.
4. Trần Thị Thủy Trinh và Nguyễn Thanh Bảo (2014). “Tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh phân lập được tại Bệnh viện An Bình từ ngày 01 tháng 10 năm 2012 đến ngày 31 tháng 05 năm 2013”. Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 18, Phụ bản của Số 1, Trang 296 – 302.
5. Laurent D, Laurent P and Patrice N (2015). “Rapid Detection of ESBL-Producing Enterobacteriaceae in Blood Cultures”. Emerging Infectious Diseases, 21(3): 504-507.
6. National Comittee for Clinical Labotory Standards (2020). Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing; Seventeeth Infomational Supplement, Approved Standard M100, 28th ed, NCCLS, Wayne, PA.