NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA TRÀN DỊCH NÃO CẤP TRONG CHẢY MÁU DƯỚI NHỆN

Hồng Khôi Võ 1,2,3,, Ngọc Minh Đào 4, Công Hoàng Nguyễn 1
1 Trung tâm Thần kinh Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội
3 Đại học Y Dược Đại học Quốc Gia
4 Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tràn dịch não cấp là một trong những biến chứng nguy hiểm của chảy máu dưới nhện. Hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu về Tràn dịch não cấp sau chảy máu dưới nhện. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của tràn dịch não cấp trong chảy máu dưới nhện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 61 bệnh nhân chảy máu dưới nhện có biến chứng tràn dịch não cấp điều trị tại Trung tâm Thần kinh, bệnh viện Bạch Mai. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu. Kết quả: Nghiên cứu có nam giới chiếm 55,7%. Tuổi: dưới 50 tuổi (24,5%), 50-59 (36,1%), trên 59 tuổi (39,4%). Tiền sử: Tăng huyết áp 31%. Thời gian nhập viện: Ngày thứ nhất 21,3%, ngày thứ 2-3: 50,8%, ngày thứ 4-7: 27,9%. Triệu chứng khởi phát: Tất cả đều có đau đầu, gáy chứng, Kernig; nôn và buồn nôn 82%; tăng huyết áp 59%. Giai đoạn toàn phát: Đau đầu 96,7%, buồn nôn và nôn 91,8%, táo bón 37,7%, gáy cứng 100%, Kernig 100%, rối loạn ý thức 36,1%, rối loạn cơ tròn 62,3%, triệu chứng thần kinh khu trú 67,2%, co giật 3,3%. Kết luận: Bệnh có xu hướng tăng theo tuổi. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là các biểu hiện của hội chứng tăng áp lực nội sọ và hội chứng màng não. Dấu hiệu thần kinh khu trú chiếm tỷ lệ cao 67%. Rối loạn ý thức chiếm 36,1% nhưng là biểu hiện chỉ điểm của tràn dịch não cấp: xuất hiện nhiều vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 6. Hầu hết các trường hợp này đều có giãn não thất mức độ nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Đức Kiệt (1994). Chẩn đoán CTScan sọ não, Giáo trình cao học Thần kinh, Bộ môn Thần kinh trường Đại học Y Hà Nội.
2. Lê Văn Thính (2002). Chảy máu dưới nhện chẩn đoán và điều trị, Kỷ yếu công trình khoa học, Bệnh viện Bạch Mai, tr 300- 310.
3. Nguyễn Văn Vĩ (2010). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và một số biến chứng của bệnh nhân chảy máu dưới nhện do vỡ phình động mạch thông trước, Luận văn thạc sỹ Y học.
4. Adam R.D, Victor M et al (1997). Spontaneous subarachnoid hemorrhage, Principles of Neurology, sixth edition , pp 841.
5. Across Group (2000). Epidemiology of Aneurysmal subarachnoid hemorrhage in Australia and New Zealand, Stroke, 31, 1843 – 1850.
6. Nilsson O.G, Lindgren A (2000). Incidence of intracerebral and SAH in Southern Sweden, J. Neurol, 69, 601-607.