ĐẶC ĐIỂM HẬU COVID-19 TẠI ĐẮK LẮK, NĂM 2021

Ngọc Như Khuê Nguyễn 1,, Thị Quỳnh Hậu Vũ 2, Anh Khoa Nguyễn 3, Phúc Lê 4, Hữu Huyên Nguyễn 5
1 Bệnh viện Đại học Buôn Ma Thuột
2 Trung Tâm Y tế Thành phố Buôn Ma Thuột
3 Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên
4 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
5 Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bằng phương pháp nghiên cứu hồi cứu, chúng tôi đã khảo sát 401 bệnh nhân. Kết luận: Giới tính tương đương nhau. Độ tuổi trung bình là 36,1 ± 13,8 tuổi. Dân tộc Kinh chiếm 50,4% và Ê Đê chiếm 39,9%. Trình độ học vấn chủ yếu từ cấp 2 trở lên. 53,6% là nông dân và 82,8% người ở khu vực nông thôn. Có 28,2% thừa cân, béo phì và 19,2% đang hút thuốc lá. Có 7,7% bệnh nhân mắc bệnh nền. 71,1% chưa tiêm vắc xin. Có 81,3% mức độ bệnh tại thời điểm chẩn đoán COVID-19 không có triệu chứng và mức độ nhẹ. 8,2% bệnh nhân khi mắc bệnh COVID-19 được sử dụng thuốc kháng vi rút. Có 11,2% bệnh nhân COVID-19 sau khi khỏi bệnh bị tái dương tính. 61,3% có triệu chứng lâm sàng hậu COVID-19. 5 triệu chứng lâm sàng hậu COVID-19 thường gặp nhất là mệt mỏi (36,7%), đau cơ (21,7%), ho (19,2%), đau đầu (18,5%) và mất ngủ (17,5%). Đánh giá theo EQ-5D-5L có gặp khó khăn: 8,5% đi lại, 3,2% tự chăm sóc, 8,7% sinh hoạt thường lệ, 13% đau, khó chịu và 14,2% gặp lo lắng, u sầu. Điểm chất lượng cuộc sống hậu COVID-19 là 0,961 ± 0,086 và tự đánh giá sức khỏe là 93,2 ± 8,7 điểm. Dân tộc, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, mức độ bệnh tại thời điểm chẩn đoán, sử dụng thuốc kháng vi rút, bệnh nền có liên quan đến các triệu chứng lâm sàng hậu COVID-19. Giới tính, tuổi, chỉ số khối cơ thể, hút thuốc lá và tiêm vắc xin không có liên quan đến các triệu chứng lâm sàng hậu COVID-19. Có mối tương quan giữa chất lượng cuộc sống, tự đánh giá sức khỏe với các triệu chứng lâm sàng hậu COVID-19 (p < 0,001).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. Post COVID-19 condition (Long COVID).https://www.who.int/srilanka/news/detail/16-10-2021-post-covid-19-condition. Accessed on 21 02 2022.
2. Sở Y tế Đắk Lắk. Báo cáo nhanh số 746/BC-SYT ngày 20/11/2021 của Sở Y tế Đắk Lắk về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bản tỉnh Đắk Lắk ngày 20/11/2021.
3. Ani Nalbandian, Elaine Y. Wan et al. Post-acute COVID-19 syndrome. https://www.nature.com/ articles/s41591-021-01283-z.pdf. Accessed on 22 02 2022.
4. Huang C, Huang L, Wang Y, Li X, Ren L, Gu X, et al. 6-month consequences of COVID-19 in patients discharged from hospital: a cohort study. Lancet. 2021;397(10270):220–32. https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)32656-8. Accessed on 15 03 2022.
5. Lopez-Leon S, Wegman-Ostrosky T, Perelman C, et al. More than 50 long-term effects of COVID-19: a systematic review and meta-analysis. Sci Rep. 2021 Aug 9;11(1):16144. doi: 10.1038/ s41598-021-95565-8. Accessed on 15 03 2022.
6. Vu Quynh Mai, Sun Sun, Hoang Van Minh, Nan Luo, Kim Bao Giang, Lars Lindholm & Klas Goran Sahlen. An EQ-5D-5L Value Set for Vietnam. Quality of Life Research volume 29, pages1923–1933 (2020). Accessed on 15 03 2022.
7.Maxime Taquet, Quentin Dercon, Paul J Harrison. Six-month sequelae of post-vaccination SARS-CoV-2 infection: a retrospective cohort study of 10,024 breakthrough infections. https://doi.org/ 10.1101/2021.10.26.21265508. Accessed on 15 03 2022.