CHĂM SÓC DẪN LƯU MÀNG PHỔI VÀ LÝ LIỆU PHÁP HÔ HẤP Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG NGỰC KÈM CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Hữu Lư Phạm 1,, Văn Minh Dương 2
1 Bệnh viện hữu nghị Việt Đức
2 Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chấn thương ngực kèm theo chấn thương sọ não là một bệnh cảnh lâm sàng nặng, việc chăm sóc dẫn lưu màng phổi và lý liệu pháp hô hấp ở nhóm bệnh nhân này thường khó khăn, đòi hỏi tính chuyên khoa hoá cao. Nghiên cứu nhằm tổng kết và đánh giá thực trạng về chăm sóc hệ thống dẫn lưu màng phổi và tập lý liệu pháp của nhóm bệnh nhân này. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang; Kết quả nghiên cứu ghi nhận ở các biến số: Tuổi, giới tính, tổn thương chấn thương ngực và sọ não, xử trí dẫn lưu màng phổi, thời gian nằm viện… Số liệu được ghi nhận vào mẫu bệnh án nghiên cứu cho từng bệnh nhân và xử lý bằng chương trình SPSS 20.0. Kết quả: Từ tháng 01/2018 đến 12/2020 đã chăm sóc dẫn lưu màng phổi cho 34 bệnh nhân chấn thương ngực kèm theo chấn thương sọ não với Trung bình 49,5 ± 18,8 tuổi (nhóm trên 65 tuổi chiếm 17,6%). Có 14,6% số bệnh nhân trong nghiên cứu có biến chứng (xẹp phổi và máu đông – ổ cặn màng phổi). Thời gian dẫn lưu trung bình là 7,3±4.4 ngày. Thời gian nằm viện trung bình là 10± 4.6 ngày. Kết luận: Chăm sóc dẫn lưu màng phổi và thực hành lý liệu pháp hô hấp ở bệnh nhân chấn thương ngực kèm theo chấn thương sọ não đòi hỏi tính chuyên khoa. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh thực trạng khả quản về chăm sóc và điều trị dẫn lưu màng phổi ở loại hình thương tổn phối hợp này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Walia B.S., Dugg P., and Sharma S. (2021). Clinical Features, Management, and Outcomes of Chest Trauma at a Tertiary-Care Centre in India: A Retrospective Observational Study. Scientific WorldJournal, 2021, 8052586.
2. Ludwig C. and Koryllos A. (2017). Management of chest trauma. J Thorac Dis, 9(Suppl 3), S172–S177.
3. Huang F.-D., Yeh W.-B., Chen S.-S., et al. (2018). Early Management of Retained Hemothorax in Blunt Head and Chest Trauma. World J Surg, 42(7), 2061–2066.
4. Freixinet Gilart J., Rodríguez H.H., Vallina P.M., et al. (2011). Guidelines for the Diagnosis and Treatment of Thoracic Traumatism. Archivos de Bronconeumología (English Edition), 47(1), 41–49.
5. Chrysou K., Halat G., Hoksch B., et al. (2017). Lessons from a large trauma center: impact of blunt chest trauma in polytrauma patients—still a relevant problem?. Scand J Trauma Resusc Emerg Med, 25(1), 42.
6. Phạm Hữu Lư, Nguyễn Văn Minh (2019). Kết quả điều trị máu đông, ổ cặn màng phổi sau chấn thương vết thương ngực tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực. Tạp chí Ngoại khoa và Phẫu thuật nội soi Việt Nam. 9(3), 18-22.
7. Schieren M., Wappler F., Wafaisade A., et al. (2020). Impact of blunt chest trauma on outcome after traumatic brain injury– a matched-pair analysis of the TraumaRegister DGU®. Scand J Trauma Resusc Emerg Med, 28(1), 21.
8. Mezue W.C., Ndubuisi C.A., Erechukwu U.A., et al. (2012). Chest Injuries Associated with Head Injury. Niger J Surg, 18(1), 8–12.