TỶ LỆ THUYÊN TẮC PHỔI Ở BỆNH NHÂN SAU MỔ CÓ YẾU TỐ NGUY CƠ THUYÊN TẮC PHỔI CAO THEO THANG ĐIỂM WELLS TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu tỷ lệ thuyên tắc động mạch phổi (TTĐMP), hay thuyên tắc phổi (TTP) sau mổ, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao ((≥ 7 điểm) theo thang điểm Wells 3 cấp độ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu các trường hợp (TH) đã được phẫu thuật tại các khoa Ngoại và khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 06/2019 đến tháng 06/2021 có nguy cơ TTP cao (≥ 7 điểm) theo thang điểm Wells 3 cấp độ (ESC 2019). Xác định tỷ lệ TTP trên các bệnh nhân sau mổ thuộc nhóm nguy cơ cao và các yếu tố nguy cơ bệnh TTP trên các bệnh nhân này. Kết quả: Trong 53 TH đã phẫu thuật có nguy cơ TTP cao (≥ 7 điểm) theo thang điểm Wells 3 cấp độ (ESC 2019) có 27 trường hợp TTP (chiếm 46,3%). Có 25 nam (47,2%), 28 nữ (52,8%), tuổi trung bình 56,79 ± 13,08. Triệu chứng nổi bật là khó thở (88,7%), thở nhanh (92,6%), đau ngực (55,6%). Thời gian chẩn đoán TTP trung bình 11,48 ± 2,92 ngày. Thời gian nằm viện bất động sau mổ trung bình 18,89 ± 3,06 ngày. Có mối liên quan giữa tiền căn tăng huyết áp (p < 0,05), mổ cấp cứu (p < 0,05), tình trạng nhiễm trùng (p < 0,05), nằm bất động ≥ 5 ngày sau mổ (p < 0,05), nhóm điểm Wells ≥ 9 điểm (p < 0,05) và bệnh TTP. Kết luận: TTP trên các bệnh nhân sau mổ thuộc nhóm nguy cơ cao (≥ 7 điểm) theo thang điểm Wells 3 cấp độ (ESC 2019) có liên quan đến tình trạng bất động sau mổ ≥ 5 ngày, tiền căn tăng huyết áp và tình trạng nhiễm trùng hậu phẫu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thuyên tắc động mạch phổi, thuyên tắc phổi, thang điểm Wells, yếu tố nguy cơ cao
Tài liệu tham khảo
2. Lê Thị Thu Hương, Nguyễn Ngọc Thụy (2009). "Báo cáo loạt ca lâm sàng thuyên tắc phổi do huyết khối được chẩn đoán tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định". Y học TP. Hồ Chí Minh, 13 (6):103 - 111.
3. Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trần Thị Xuân Anh, Bùi Thế Dũng và cs. (2019). " Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị thuyên tắc phổi do huyết khối tại bệnh viện Đai học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh ". Y học TP. Hồ Chí Minh, 23 (2): 208-213.
4. Nguyễn Văn Tân (2018). "Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân cao tuổi thuyên tắc phổi tại bệnh viện Thống Nhất". Y học TP. Hồ Chí Minh, 22 (1): 224-230.
5. Lê Thượng Vũ, Đặng Vạn Phước (2006). "Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 22 trường hợp thuyên tắc phổi chẩn đoán tại bệnh viện Chợ Rẫy". Y học TP. Hồ Chí Minh, 10 (1): 32-38.
6. Lê Thượng Vũ (2012). “Giá trị của các thang dự đoán xác suất mắc tiền test trong chẩn đoán thuyên tắc phổi”. Y học TP. Hồ Chí Minh, 16 (1):71 - 77.
7. Konstantinides S. et al (2019). " 2019 ESC Guidelines for the diagnosis and management of acute pulmonary embolism developed in collaboration with the European Respiratory Society (ERS) ". Eur Heart J, 41, 543-603
8. Miniati M, Prediletto R, Formichi B, Marini C, et al (1999). “Accuracy of clinical assessment in the diagnosis of pulmonary embolism”. Am J Respir Crit Care Med, 159:864–871.