ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG TĨNH MẠCH CHI DƯỚI TRÊN SIÊU ÂM - DOPPLER Ở BỆNH NHÂN SUY TĨNH MẠCH CHI DƯỚI MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh tổn thương tĩnh mạch chi dưới trên siêu âm - Doppler ở bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang với 96 bệnh nhân – cỡ mẫu tính theo công thức nghiên cứu mô tả. Kết quả: Đối với hệ tĩnh mạch nông, bệnh nhân bị suy tĩnh mạch hiển lớn chiếm tỷ lệ lớn nhất 33,3%. Tỷ lệ bệnh nhân bị suy cả 2 tĩnh mạch hiển là 24,0%. Ở giai đoạn C4, 5, 6 đường kính trung bình của các tĩnh mạch đùi, khoeo lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với giai đoạn C1, 2, 3 (p < 0,05). Có 3 bệnh nhân có huyết khối chiếm tỷ lệ 3,1%. Bệnh nhân không có huyết khối chiếm 96,9%. Bệnh nhân có dòng trào ngược từ 3 - 5 giây chiếm tỷ lệ lớn nhất (47,9%). Tỷ lệ bệnh nhân có dòng trào ngược trên 5 giây chiếm 7,3%. Kết luận: Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới đối với hệ tĩnh mạch nông chủ yếu là suy tĩnh mạch hiển lớn; đường kính trung bình của các tĩnh mạch đùi, khoeo và cẳng chân ở giai đoạn C4, C5, C6 lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với giai đoạn C1, C2, C3 (p < 0,05).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tĩnh mạch, siêu âm – Doppler, suy tĩnh mạch, suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới
Tài liệu tham khảo
2. Đặng Hanh Đệ, (2011), Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới. Bệnh lý mạch máu cơ bản. Tài liệu dịch, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 112-116.
3. Jeffrey L.B. and John J., (2000), Venous Anatomy of the Lower Limb, Chronic venous insufficiency: diagnosis and treatment; Altern Medicine; pp. 126-140.
4. Lin J.C. and Iafrati M.D., (2004), “Correlation of duplex ultrasound scanning - derived valve closure time and clinicalclassification in patients with small saphenous veinreflux: Is lesser saphenous vein truly lesser?”. Journal of Vascular Surgery; 39(5):1053-1058.
5. Navarro T.P., (2002), “Clinical and Hemodynamic Significance of the Greater Saphenous Vein Diameter in Chronic Venous Insufficiency”. Arch Surgery; 137:1233-1237.
6. Padberg F.T., (2005), CEAP classification for chronic venous disease, Dis Mon; pp. 176-182.
7. Rhabi Y., Arthapignetic C., et al, (2000), Lower limb vein enlargement and spontaneous blood flow echogenicity are normal sonographic findings during pregnancy, Journal of Clinical Ultrasound; pp. 407–13.
8. WHO, (2000), The Asia Pacific Perspective: Redefining Obesity and its treatment. https://iris.wpro.who.int/bitstream/handle/10665.1/5379/0957708211_eng.pdf