ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG TĨNH MẠCH CHI DƯỚI TRÊN SIÊU ÂM - DOPPLER Ở BỆNH NHÂN SUY TĨNH MẠCH CHI DƯỚI MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH

Thanh Bình Vũ 1,, Đức Cường Lê 1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh tổn thương tĩnh mạch chi dưới trên siêu âm - Doppler ở bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang với 96 bệnh nhân – cỡ mẫu tính theo công thức nghiên cứu mô tả. Kết quả: Đối với hệ tĩnh mạch nông, bệnh nhân bị suy tĩnh mạch hiển lớn chiếm tỷ lệ lớn nhất 33,3%. Tỷ lệ bệnh nhân bị suy cả 2 tĩnh mạch hiển là 24,0%. Ở giai đoạn C4, 5, 6 đường kính trung bình của các tĩnh mạch đùi, khoeo lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với giai đoạn C1, 2, 3 (p < 0,05). Có 3 bệnh nhân có huyết khối chiếm tỷ lệ 3,1%. Bệnh nhân không có huyết khối chiếm 96,9%. Bệnh nhân có dòng trào ngược từ 3 - 5 giây chiếm tỷ lệ lớn nhất (47,9%). Tỷ lệ bệnh nhân có dòng trào ngược trên 5 giây chiếm 7,3%. Kết luận: Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới đối với hệ tĩnh mạch nông chủ yếu là suy tĩnh mạch hiển lớn; đường kính trung bình của các tĩnh mạch đùi, khoeo và cẳng chân ở giai đoạn C4, C5, C6 lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với giai đoạn C1, C2, C3 (p < 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Abu O.A. and Scurr J.H., (2004). “Saphenous vein reflux without incompetence at the saphenofemoral function”. British journal of surgery; 81(10):1452-1454.
2. Đặng Hanh Đệ, (2011), Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới. Bệnh lý mạch máu cơ bản. Tài liệu dịch, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 112-116.
3. Jeffrey L.B. and John J., (2000), Venous Anatomy of the Lower Limb, Chronic venous insufficiency: diagnosis and treatment; Altern Medicine; pp. 126-140.
4. Lin J.C. and Iafrati M.D., (2004), “Correlation of duplex ultrasound scanning - derived valve closure time and clinicalclassification in patients with small saphenous veinreflux: Is lesser saphenous vein truly lesser?”. Journal of Vascular Surgery; 39(5):1053-1058.
5. Navarro T.P., (2002), “Clinical and Hemodynamic Significance of the Greater Saphenous Vein Diameter in Chronic Venous Insufficiency”. Arch Surgery; 137:1233-1237.
6. Padberg F.T., (2005), CEAP classification for chronic venous disease, Dis Mon; pp. 176-182.
7. Rhabi Y., Arthapignetic C., et al, (2000), Lower limb vein enlargement and spontaneous blood flow echogenicity are normal sonographic findings during pregnancy, Journal of Clinical Ultrasound; pp. 407–13.
8. WHO, (2000), The Asia Pacific Perspective: Redefining Obesity and its treatment. https://iris.wpro.who.int/bitstream/handle/10665.1/5379/0957708211_eng.pdf