ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ SỬ DỤNG POLYETHYLENE GLYCOL 3350 TRONG ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN MẠN TÍNH Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI THANH HOÁ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Táo bón mạn tính chức năng không được điều trị và theo dõi hợp lý, có thể dẫn đến các biến chứng gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tâm lý cho trẻ em. Polyethylene 3350 (PEG 3350) là thuốc nhuận tràng được khuyến sử dụng điều trị táo bón cho mọi lứa tuổi. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của polyethylene glycol 3350 trong điều trị táo bón mạn tính chức năng ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Thanh Hoá. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, mô tả loạt ca bệnh trên 74 bệnh nhân được chẩn đoán táo bón mạn tính chức năng theo tiêu chuẩn ROME IV tại bệnh viện Nhi Thanh Hoá. Kết quả: Tuổi trung vị của nhóm nghiên cứu là 41 tháng (15 tháng-10 tuổi). Sau điều trị bằng PEG 3350, số lần đại tiện trung bình trong tuần của trẻ và tỉ lệ trẻ đi ngoài phân mềm tăng lên. Các triệu chứng đại tiện phân máu, đau hậu môn, gắng sức khi đại tiện và tư thế giữ phân cải thiện rõ rệt. Hiệu quả điều trị bằng phác đồ sử dụng PEG 3350 tăng dần từ 68,9% sau 1 tháng lên 86,5% và 94,6% sau 2 tháng và 3 tháng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Phác đồ sử dụng polyethylene glycol 3350 có hiệu quả điều trị cao và an toàn trong điều trị táo bón mạn tính chức năng ở trẻ em.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Táo bón chức năng, mạn tính, polyethylene glycol 3350, trẻ em
Tài liệu tham khảo
2. Tabbers MM, DiLorenzo C, Berger MY, et al. European Society for Pediatric Gastroenterology, Hepatology, and Nutrition; North American Society for Pediatric Gastroenterology. Evaluation and treatment of functional constipation in infants and children: evidence-based recommendations from ESPGHAN and NASPGHAN. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2014; 58(2):258–27
3. Dorota Jarzebicka, Joanna Sieczkowska-Golub, Jaroslaw Kierkus, et al. PEG 3350 Versus Lactulose for Treatment of Functional Constipation in Children: Randomized Study. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2019 Mar;68(3):318-324.
4. Douglas A. Drossman, Lin Chang, William D. Chey, et al. Guidelines Rome IV Diagnostic Criteria for Functional Gastrointestinal Disorders. Published in a special 13th issue in Gastroenterology (Volume 150, Issue 6, May, 2016)
5. Đào Thị Trân Huyền, Nguyễn Thị Việt Hà. Hiệu quả của hai phác đồ sử dụng polyethylene glycol 3350 và lactulose trong điều trị táo bón mạn tính chức năng ở trẻ em dưới 6 tuổi. Tạp chí nghiên cứu Y học. 2021; 145(9), 119-128.
6. Nirmala Dheivamani, Winston Thomas, Rohit Bannerjii, et al. Efficacy of polyethylene glycol 3350 as compared to lactulose in treatment of ROME IV criteria-defined pediatric functional constipation: A randomized controlled trial. Indian J Gastroenterol.2021Apr;40(2):227-233.
7. David Candy, Edwards Diane, Geraint Mike, et al. Treatment of Faecal Impaction with Polyethelene Glycol Plus Electrolytes (PGE + E) Followed by a Double-blind Comparison of PEG + E Versus Lactulose as Maintenance Therapy.J Pediatr Gastroenterol Nutr.2006 Jul;43(1):65-70.