SO SÁNH KẾT QUẢ GIẢI GIÃN CƠ CỦA SUGAMMADEX LIỀU 1 MG/KG HOẶC 0,5 MG/KG VỚI NEOSTIGMIN LIỀU 40 MCG/KG TẠI MỨC TOF 0,25
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tồn dư giãn cơ sau phẫu thuật là một thực trạng phổ biến trong gây mê hồi sức và đặt ra tính cấp thiết về việc sử dụng máy theo dõi giãn cơ cũng như thuốc giải giãn cơ. Sugamadex là thuốc giải giãn cơ có rất nhiều ưu điểm, nhưng giá thành còn cao. Việc sử dụng tiết kiệm với liều nhỏ hơn khuyến cáo chưa được nghiên cứu về tính tính hiệu quả tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm so sánh kết quả giải giãn cơ của sugammadex liều 1mg/kg hoặc 0,5kg/kg với neostigmin liều 40 mcg/kg tại mức TOF 0,25. Phương phápnghiên cứu tiến cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, thực hiện từ tháng 3 - 10/2021 trên 90 bệnh nhân chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm: Nhóm I - giải giãn cơ bằng sugammadex 1mg/kg. Nhóm II - giải giãn cơ bằng sugammadex 0,5mg/kg. Nhóm III- giải giãn cơ bằng neostigmine 40mcg/kg và atropine sulphat 15 mcg/kg. Kết quả: thời gian hồi phục TOF ≥ 0,9 nhanh dần theo thứ tự: sugammadex 1mg/kg, sugammadex 0,5mg/kg và neostigmin 40 µg/kg, đồng thời nhóm sử dụng sugammadex không làm thay đổi nhịp tim và huyết áp trước và sau giải giãn cơ. Các tác dụng không mong muốn khác như: nhịp chậm, khô miệng, tăng tiết đờm dãi,… tăng lên ở nhóm sử dụng giải giãn cơ neotigmin. Kết luận: có thể sử dụng liều thấp hơn lý thuyết khi bệnh nhân đã hồi phục giãn cơ một phần vẫn mang lại hiệu quả và hạn chế được tác dụng phụ so với neostigmin.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tồn dư giãn cơ, sugamadex, neostigmin, TOF
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Hữu Tú, Nguyễn Toàn Thắng. Thuốc giãn cơ. Gây mê hồi sức. Nhà xuất bản Y học; 2014: 43-57.
3. Aceto P, Perilli V, Modesti C, Ciocchetti P, Vitale F, Sollazzi L. Airway management in obese patients. Surg Obes Relat Dis. 2013.9(5):809-15.
4. Pongrácz A, Szatmári S, Nemes R, Fülesdi B, Tassonyi E. Reversal of neuromuscular blockade with sugammadex at the reappearance of four twitches to train-of-four stimulation. Anesthesiology. 2013; 119(1):36-42.
5. Takagi S OM, et al. Sugammadex has a Lower Incidence of Postoperative Residual Curarization than Neostigmine. The anesthesiology annual meeting.2011.
6. Dương Thị Phương Thảo. Đánh giá hiệu quả giải giãn cơ và một số tác dụng không mong muốn của sugammadex ở bệnh nhân cao tuổi sau phẫu thuật. Luận văn thạc sĩ. Đại học Y Hà Nội. 2017.
7. Vũ Quang Tiến. Đánh giá kết quả giải giãn cơ sau phẫu thuật ổ bụng của sugammadex liều thấp kết hợp neostigmin. Luận văn thạc sĩ. Đại học Y Hà Nội. 2019.
8. Woo T, Kim KS, Shim YH, et al. Sugammadex versus neostigmine reversal of moderate rocuronium-induced neuromuscular blockade in Korean patients. Korean Journal of Anesthesiology. 2013;65(6):501-507.