TỈ LỆ KIỂU GEN VÀ ALEN CỦA ĐIỂM ĐA HÌNH AGT M235T Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: khảo sát tỉ lệ kiểu gen và alen của biến thể gen AGT M235T ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang, mô tả trên các bệnh nhân NMCT cấp tại khoa Nội Tim Mạch và khoa Tim Mạch Can Thiệp, bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2020 đến 06/2020. Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) điểm đa hình AGT M235T được thực hiện tại Trung tâm Y Sinh Học Phân Tử, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, 120 bệnh nhân NMCT cấp có tuổi trung bình 64,5 ± 11,5; nam giới chiếm 69,2%. Tăng huyết áp (86,7%) và rối loạn lipid máu (86,2%) là các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành thường gặp nhất. NMCT cấp ST chênh lên chiếm 55,0% và độ I chiếm chủ yếu trong phân độ Killip (78,3%). Tỉ lệ kiểu gen MM, MT và TT của điểm đa hình AGT M235T lần lượt là 0%; 21,7% và 78,3%. Tỉ lệ alen M và T là 17,8% và 82,2%. Kết luận: Kiểu gen TT và alen T chiếm tỉ lệ cao nhất trong biến thể gen AGT M235T của bệnh nhân NMCT cấp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
kiểu gen, alen, AGT M235T, nhồi máu cơ tim cấp
Tài liệu tham khảo
2. Kamitani A, Rakugi H, Higaki J, et al (1995), “Enhanced predictability of myocardial infarction in Japanese by combined genotype analysis”, Hypertension, 25, pp. 950-953.
3. Lê Phước Trung, Đỗ Hữu Nghị, Trần Đức Hùng (2021), “Nghiên cứu nồng độ NT-proBNP huyết thanh và mối liên quan với mức độ tổn thương động mạch vành bằng thang điểm SYNTAX II ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp”, Tạp chí Y Học Việt Nam, 509 (2), tr. 334-338.
4. Mehri S, Mahjoub S, Farhati A, et al (2011), “Angiotensinogen gene polymorphism in acute myocardial infarction patients”, J Renin Angiotensin Aldosterone Syst, 12, pp. 42-47.
5. Ngô Tuấn Hiệp (2017), So sánh giá trị của các thang điểm nguy cơ trong tiên lượng bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Văn Tuấn, Phạm Hồng Phương (2021), “Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả chụp động mạch vành qua da ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp”, Tạp chí Y Học Việt Nam, 502 (1), tr. 180-184.
7. Olivieri O, Stranieri C, Girelli D, et al (2001), “Homozygosity for angiotensinogen 235T variant increases the risk of myocardial infarction in patients with multi-vessel coronary artery disease”, J Hypertens, 19, pp. 879–884.
8. Thygesen K, Alpert JS, Jaffe AS, et al(2018), “Fourth universal definition of myocardial infarction”, Circulation, 138, e618–e651.