ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CHỤP PET/CT SỬ DỤNG 18F-FDG Ở BỆNH NHÂN SAU NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh chụp PET/CT sử dụng 18F-FDG ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu bao gồm 45 bệnh nhân (BN) sau nhồi máu cơ tim cấp (NMCT) được điều trị nội khoa tại Viện Tim mạch, Bệnh viện TƯQĐ 108, thời gian từ năm 2011 đến năm 2015. Các BN được tiến hành thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng và làm xạ hình tưới máu cơ tim (XHTMCT). Sau đó, tiến hành chụp PET/CT sử dụng 18F-FDG đánh giá cơ tim còn sống cho những BN có kết quả là khuyết xạ cố định trên XHTMCT và chụp động mạch vành cho các bệnh nhân có chỉ định. Kết quả: Tuổi trung bình là 68,2±10,6 trong đó phần lớn các BN ≥60 tuổi (80%); nam giới chiếm 91,1%, tăng huyết áp (66,7%), hút thuốc (35,6%), LVEF trung bình 39,1±10,1%. Trên hình ảnh xạ hình cơ tim, khuyết xạ cố định đơn thuần chiếm 68,9%, khuyết xạ mức độ nặng và khuyết xạ diện rộng chiếm tỷ lệ lần lượt là 93,3% và 93,3%. Trên hình ảnh PET/CT, sẹo cơ tim chiếm 31,1%, dạng đông miên là 68,9%; trong đó 46,67% có dạng tổn thương là hỗn hợp (đông miên và sẹo), 22,22% là cơ tim đông miên đơn thuần. Tổn thương dạng sẹo cơ tim diện rộng chiếm tỷ lệ cao nhất (69,7%), tổn thương dạng cơ tim đông miên diện rộng chiếm tỷ lệ cao nhất (45,2%). Kết luận: Trên XHTMCT cho thấy chủ yếu có mức độ khuyết xạ nặng và rộng, hình ảnh 18F-FDG PET/CT cho thấy cơ tim đông miên chiếm 68,9%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
cơ tim còn sống, 18F- FDG PET/ CT, xạ hình tưới máu cơ tim, nhồi máu cơ tim cấp
Tài liệu tham khảo
2. A. Kositwattanarerk, C. Sritara and P. Sritara (2009) Correlation between myocardial perfusion imaging findings and cardiac events. J Med Assoc Thai, 92 (11), 1470-1475.
3. R. C. Hendel, D. S. Berman, M. F. Di Carli. et al (2009). ACCF/ASNC/ACR/AHA/ASE/SCCT/ SCMR/ SNM 2009 Appropriate Use Criteria for Cardiac Radionuclide Imaging: A Report of the American College of Cardiology Foundation Appropriate Use Criteria Task Force, the American Society of Nuclear Cardiology, the American College of Radiology, the American Heart Association, the American Society of Echocardiography, the Society of Cardiovascular Computed Tomography, the Society for Cardiovascular Magnetic Resonance, and the Society of Nuclear Medicine. J Am Coll Cardiol, 53 (23), 2201-2229.
4. J. A. Spertus, E. Peterson, J. S. Rumsfeld. et al (2006) The Prospective Registry Evaluating Myocardial Infarction: Events and Recovery (PREMIER)--evaluating the impact of myocardial infarction on patient outcomes. Am Heart J, 151 (3), 589-597.
5. Vũ Thị Phương Lan (2012) Nghiên cứu đặc điểm và giá trị tiên lượng cảu xạ hình tưới máu cơ tim ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim, Luận án tiến sỹ y học, Viện Nghiên cứu Y Dược học lâm sàng 108.
6. M. J. Zellweger, G. Tabacek, A. W. Zutter. et al (2004) Evidence for left ventricular remodeling after percutaneous coronary intervention: effect of percutaneous coronary intervention on left ventricular ejection fraction and volumes. Int J Cardiol, 96 (2), 197-201.
7. Lê Ngọc Hà (2015) Nghiên cứu ứng dụng PET/CT sử dụng 18F- FDG trong bệnh nhồi máu cơ tim, ung thư hạch và ung thư đại – trực tràng. Chương trình KH & CN trọng điểm cấp nhà nước, BVTƯ QĐ 108.
8. P. J. Scanlon, D. P. Faxon, A. M. Audet. et al (1999) ACC/AHA guidelines for coronary angiography. A report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on practice guidelines (Committee on Coronary Angiography). Developed in collaboration with the Society for Cardiac Angiography and Interventions. J Am Coll Cardiol, 33 (6), 1756-1824.