ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA BMI, SỐ ĐO VÒNG BỤNG VÀ MỘT SỐ THÓI QUEN SINH HOẠT TỚI CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH CỦA NAM GIỚI ĐẾN XÉT NGHIỆM TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 2020 - 2021

Thị Ngọc Yến Trịnh 1,, Ngọc Dung Lê 1, Thùy Hương Đỗ 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát bước đầu mối liên quan giữa BMI và số đo vòng bụng, một số thói quen sinh hoạt với các chỉ số tinh dịch đồ của nam giới đến xét nghiệm tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021. Đối tượng và Phương pháp: mô tả cắt ngang 296 trường hợp nam giới đến xét nghiệm tinh dịch tại trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2021. Kết quả: Tỷ lệ mẫu có bất thường về mật độ ở nhóm thiếu cân, thừa cân, béo phì tương ứng là 33,3%, 22,2%, 20%, trong khi nhóm có cân nặng bình thường là 13,3%. Tỷ lệ tinh dịch đồ có bất thường về hình thái ở nhóm thiếu cân, thừa cân, béo phì tương ứng là 50%, 40,7%, 28%, trong khi nhóm có cân nặng bình thường là 20%. Tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường ở nhóm có WC ≥90 cm là 52% cao hơn so với tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường ở nhóm có số đo vòng bụng WC <90 cm là 43,5%. Tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường nhóm không tập thể dục hàng ngày, nhóm  thỉnh thoảng tập thể dục tương ứng là 48,3%, 43,5%, trong khi nhóm tập thể dục hằng ngày là 42,3%. Tỷ lệ mẫu tinh dịch đồ bất thường nhóm ăn đồ rán 1-2 lần/tuần, nhóm ăn đồ rán ≥3 lần/tuần tương ứng là 52,6%, 53,6%, trong khi nhóm ăn đồ rán < 1 lần/tuần là 33,3%. Tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường ở những người hút thuốc lá là 54,3%, trong khi ở những người không hút thuốc lá chiếm 41,2%. Kết luận: Tỷ lệ mẫu tinh dịch bất thường về mật độ và hình thái có xu hướng tăng ở nhóm nam giới: thiếu cân, thừa cân và béo phì so với nhóm nam giới có cân nặng bình thường. Tỷ lệ mẫu tinh dịch bất thường cao hơn ở nhóm có WC ≥90 cm, thói quen ăn đồ rán, hút thuốc lá, không tập thể dục. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phan Thanh S, Lê Minh Tâm. Nghiên cứu ảnh hưởng của tinh trùng lên chất lượng phôi sau thụ tinh ống nghiệm. Tạp Chí Phụ Sản.
2. Jensen TK, Andersson AM, Jørgensen N, et al. Body mass index in relation to semen quality and reproductive hormonesamong 1,558 Danish men. Fertil Steril. 2004;82(4):863-870. doi:10.1016/j.fertnstert.2004.03.056
3. Hammiche F, Laven JSE, Twigt JM, Boellaard WPA, Steegers EAP, Steegers-Theunissen RP. Body mass index and central adiposity are associated with sperm quality in men of subfertile couples. Hum Reprod. 2012;27(8):2365-2372. doi:10.1093/humrep/des177
4. Nguyễn Hoàng Bảo Sơn. Các Yếu Tố Liên Giữa Hút Thuốc Lá Với Chất Lượng Tinh Trùng Nam Giới Đến Khám Hiếm Muộn Tại Bệnh Viện Từ Dũ. Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh; 2013.
5. Yang H, Chen Q, Zhou N, et al. Lifestyles Associated With Human Semen Quality: Results From MARHCS Cohort Study in Chongqing, China. Medicine (Baltimore). 2015;94(28). doi:10.1097/MD.0000000000001166
6. Gaskins AJ, Afeiche MC, Hauser R, et al. Paternal physical and sedentary activities in relation to semen quality and reproductive outcomes among couples from a fertility center. Hum Reprod Oxf Engl. 2014;29(11):2575-2582. doi:10.1093/humrep/deu212