NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG TRÊN NỘI SOI BỆNH LOÉT TÁ TRÀNG NHIỄM HELICOBACTER PYLORI TẠI BỆNH VIỆN NHI THANH HOÁ

Thị Vân Anh Lê 1, Thị Việt Hà Nguyễn 2,
1 Bệnh viện Nhi Thanh Hoá
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Loét tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) là bệnh lý tiêu hoá có biểu hiện lâm sàng và tổn thương trên nội soi đa dạng. Triệu chứng lâm sàng của loét tá tràng ở trẻ em không điển hình như người lớn nên trẻ thường được chẩn đoán muộn và nhập viện với tình trạng cấp cứu của xuất huyết tiêu hóa. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình thái tổn thương trên nội soi bệnh loét tá tràng nhiễm H. pylori tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, mô tả loạt ca bệnh trên 102 bệnh nhân được chẩn đoán loét tá tràng nhiễm H. pylori tại bệnh viện Nhi Thanh Hoá. Kết quả: Tỉ lệ loét ở trẻ trai và trẻ gái là 4.7/1. Tuổi trung bình là 11 ± 2,7 (5- 16 tuổi). 95,1% trẻ có biểu hiện đau bụng, trong đó đau bụng thượng vị chiếm tỉ lệ cao 62,9%; tính chất đau trước ăn và thường đau âm ỉ lần lượt chiếm 25,8% và 84,5%. Các triệu chứng nôn, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, thiếu máu, chiếm tỉ lệ lần lượt 51%; 51,8% và 60,8%; 55,9% trẻ có tình trạng xuất huyết tiêu hóa bao gồm nôn máu và phân đen. Loét hành tá tràng là tổn thương hay gặp nhất chiếm 95,1% trường hợp trong đó loét ở mặt trước hành tá tràng chiếm tỉ lệ cao nhất (44,1%); loét từ 2 ổ trở lên chiếm 27,5%; tỉ lệ trẻ có tổn thương Forrest độ IIb và III lần lượt là 14,7% và 85,3%. Kết luận: Loét tá tràng nhiễm H. pylori có triệu chứng lâm sàng thường không rầm rộ và không điển hình nên nhiều trẻ đến viện muộn trong tình trạng biến chứng xuất huyết đường tiêu hóa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Thúy Hà, Nguyễn Thị Việt Hà. Liên quan giữa yếu tố độc lực VACA của H. pylori với tổn thương trên nội soi và mô bệnh học của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2020; 131(7): 127-134.
2. Nguyễn Thị Hồng Nhân, Nguyễn Thị Việt Hà. Triệu chứng lâm sàng và tổn thương trên nôi soi của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng do H. pylori ở trẻ em tại bệnh viện đa khoa Saint Paul. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2020; 494(2): 202-205
3. Nguyễn Phúc Thịnh, Hoàng Lê Phúc, Nguyễn Việt Trường và cộng sự. Loétdạ dày tá tràng do H. pylori ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2014; 18(4): 41-47.
4. de Martel C, Parsonnet J. Helicobacter pylori Infection and Gender: A Meta-Analysis of Population-Based Prevalence Surveys. Digestive Diseases and Sciences. 2006; 51(12): 2292–2301.
5. Graziella Guariso, Marco Gasparetto. Update on Peptic Ulcers in the Pediatric Age.Ulcers. 2012.
6. Kalach N, Bontems P. Frequency and risk factors of gastric and duodenal ulcers or erosions in children: a prospective 1-month European multicenter study. European Journal of Gastroenterology & Hepatology. 2010; 22(10): 1174–1181.
7. Şimşek, H., Tezol, O., et al. (2018). Peptic Ulcer Disease in Children with Chronic Abdominal Pain. Journal of Gastroenterology, 3(2), 5.
8. Usta Y, Saltik-Temizel,et al. Comparison of short- and long-term treatment protocols and the results of second-line quadruple therapy in children with Helicobacter pylori infection. Journal of Gastroenterology. 2008; 43(6): 429–433.