KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG VIÊM RUỘT THỪA TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Mạnh Hùng Trần 1,, Trung Kiên Nguyễn 1
1 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị biến chứng viêm ruột thừa tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hồi cứu 82 trường hợp được phẫu  thuật nội soi để  điều trị các biến chứng viêm ruột thừa trong 3 năm tại Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Biến chứng viêm ruột thừa gặp ở cả nam và nữ, tỉ lệ nam/ nữ là 1,4/1. Vị trí thủng ở thân ruột thừa hay gặp nhất (68,3%). Trong phẫu thuật cắt ruột thừa, kẹp gốc ruột thừa bằng hemolock là chủ yếu (90,2%), thời gian mổ trung bình là 65,1±  15,2 phút, thời gian nằm viện trung bình là 5,68 ± 1,2 ngày. Không có tai biến trong mổ, không có tử vong. Tỉ lệ biến chứng là 7,3%. Kết quả tốt là 92,7%, trung bình là 7,3%, xấu 0%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị biến chứng viêm ruột thừa là phẫu thuật ít xâm hại, an toàn và hiệu quả

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đình Hối (1988), “Viêm ruột thừa”, Bệnh ngoại khoa đường tiêu hóa, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 113-161.
2. Đỗ Minh Đại, Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Tấn Cường (2003), “Phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 7 phụ bản số 1, tr. 95-99.
3. Hồ Hữa Đức (2011), “Phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa và áp xe ruột thừa”. Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 15 (Phụ bản của Số 2), tr.273-275.
4. Gordon L.T., James R.W. (2002), “Appendix”, Surgery of the Alimentary tract, Volume IV, p.180-190.
5. Peter SDS, Aguayo P, Fraser JD, et al (2010), “Initial laparoscopic appendectomy versus initial nonoperative management and interval appendectomy for perforated appendicitis with abscess: a prospective randomized trial”. J Pediatr Surg. 45, pp.236-240.
6. Nguyễn Cường Thịnh, Triệu Quốc Đạt (2006), “Phẫu Thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa”, Y học Việt Nam, số đặc biệt tháng 2/2006, tr. 64-69.
7. Kaya B, Sana B, Eris C, et al (2012), “Immediate appendectomy for appendiceal mass”. Turkish Journal of Trauma & Emergency Surgery, 18(1),pp. 71-74.
8. Choudhary SK (2014), “Appendicular mass – early appendicectomy vs interval appendicectomy”. Int J Pharm Bio Sci, 5(1), pp.400-404.
9. Kim JK, Ryoo S, Oh Hk, et al (2010), “Management of appendicitis presening with abscess or mass”. J Korean Soc Coloproctol, 26, pp.413-419.