ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG SỎI TUYẾN NƯỚC BỌT DƯỚI HÀM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng sỏi tuyến nước bọt dưới hàm tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 2017 – 2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 53 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị sỏi tuyến nước bọt dưới hàm tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 2017 – 2021. Kết quả và kết luận: Tuổi trung bình 47,96 ± 18,35. Tỷ lệ Nữ / Nam = 1,12 /1. Sưng nề tại vùng tuyến dưới hàm là triệu chứng xuất hiện đầu tiên ở đa số bệnh nhân (49,0%). Thời gian khởi phát bệnh 2 đến 3 năm, trung bình 26 tháng (55,9%). Chủ yếu bệnh nhân có 1 viên sỏi (67,9%). Sỏi gặp ở bên trái nhiều hơn với 29/53 trường hợp (54,7%). Đa số các bệnh nhân gặp sỏi nằm trong lòng ống tuyến (56,6%). Sỏi chủ yếu có kích thước lớn > 12mm chiếm 43,4%
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sỏi tuyến dưới hàm, tuyến nước bọt, sỏi nước bọt, tuyến dưới hàm, sỏi ống Wharton
Tài liệu tham khảo
2. Hupp JR Ellis E, Tucker MR (2012). Contemporary oral and maxillofacial surgery (5th ed.), St. Louis, Mo.: Mosby Elsevier, 398, 407–409, 9780323049030.
3. Walvekar R. R.et al (2008). Sialendoscopy and associated complications: a preliminary experience, Laryngoscope, 5, 776-9.
4. Matsunobu T.et al (2014). Minimally invasive surgery of sialolithiasis using sialendoscopy, Auris Nasus Larynx, 6, 528-31.
5. Zenk J.et al (2012). Sialendoscopy in the diagnosis and treatment of sialolithiasis: a study on more than 1000 patients, Otolaryngol Head Neck Surg, 5, 858-63.
6. Antoniadis D.et al (1989). Clinical study of sialolithiasis. Findings from 100 cases, Hell Stomatol Chron, 4, 245-51.
7. Sigismund P. E.et al (2015). Nearly 3,000 salivary stones: Some clinical and epidemiologic aspects, Laryngoscope, 8, 1879-82.
8. Juul M. L.Wagner N. (2014). Objective and subjective outcome in 42 patients after treatment of sialolithiasis by transoral incision of Warthon's duct: a retrospective middle-term follow-up study, Eur Arch Otorhinolaryngol, 11, 3059-66.