ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA MASK THANH QUẢN PROSEAL TRÊN BỆNH NHÂN ĐƯỢC PHẪU THUẬT TÁN SỎI THẬN QUA DA

Quang Minh Phạm 1,, Xuân Anh Nguyễn 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Tâm Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mask thanh quản proseal đảm bảo duy trì thông khí tốt đối với nhiều loại phẫu thuật, tuy nhiên đối với tư thế nằm nghiêng các bác sỹ lo ngại về ảnh hưởng trên mạch, huyết áp cũng như các biến chứng như đau họng, khàn tiếng sau mổ so với ống nội khí quản. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 2 – 8/2020, 60 bệnh nhân được phẫu thuật tán sỏi thận qua da chia thành 2 nhóm: nhóm gây mê nội khí quản và nhóm gây mê mask thanh quản proseal. Kết quả: 2 nhóm tương đồng với nhau về các chỉ số nhân trắc, thời gian phẫu thuật. SpO2 và EtCO2 luôn trong giới hạn bình thường và tương đồng nhau tại các thời điểm nghiên cứu ở cả hai nhóm, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Nhóm gây mê mask thanh quản có Mạch, Huyết áp ổn định hơn tại thời điểm đặt cũng như rút ống so với nhóm gây mê nội khí quản, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Các biến chứng sau mổ như đau họng, khàn tiếng cũng thấp hơn nhóm gây mê nội khí quản. Nhóm đặt nội khí quản có 12 bệnh nhân dau họng, 1 bệnh nhân khàn tiếng sau phẫu thuật. Tuy nhiên các triệu chứng này không nặng nề và kéo dài. Kết luận: nhóm gây mê mask thanh quản có một số ưu điểm hơn về ổn định mạch, huyết áp và các triệu chứng đau họng, khàn tiếng sau mổ so với nhóm gây mê nội khí quản trong phẫu thuật tán sỏi thận qua da.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Alan R. Aitkenhead, Graham Smith (1996), Preoperative Assessment and Premedication, Texbook of Anaesthesia, 3 Edition, pp 3, 91 -98.
2. Brimacombe J (2004), LMA-Proseal an analysis of current knowledge and a complete practical guide, The Laryngeal Mask Company Limited, pp2-104.
3. Trần Thị Kiệm, Nguyễn Thụ (2007), Nghiên cứu vai trò của phương pháp gây mê bằng Propofol kết hợp đặt mask thanh quản ProSeal trong phẫu thuật tai – xương chũm, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Nguyễn Thanh Tú và cs, So sánh biến đổi về tuần hoàn và hô hấp khi gây mê bằng mask thanh quản Proseal với nội khí quản trong gây mê phẫu thuật cắt gần hoàn toàn tuyến giáp, Tạp chí Y học- Quân sự, Số 4, 2012.
5. Bimla Sharma et al. Proseal laryngeal mask airway: A study of 100 consecutive cases of laparoscopic surgery. Indian J Anaesth. 2003, 47 (6), pp.467-472.
6. Nguyễn Thị Thanh Hương (2011), Đánh giá hiệu quả và sự an toàn của mask thanh quản Proseal và Supreme so với ống nội khí quản trong gây mê phẫu thuật nội soi cắt túi mật, Báo cáo khoa học Hội nghị gây mê trong phẫu thuật nội soi toàn quốc.
7. Maltby J. R et al (2002), Gastric distension and ventilation during laparoscopic cholecystectomy: LMA-Classic vs tracheal intubation, Can J anesth, 47(7): 622-626.
8. Belena JM, MD, Nunez M (2012), The laryngeal mask airway Supreme™: safety and efficacy during gynaecological laparoscopic surgery, South Afr J Anaesth Analg, 18(3): 143 -147.