MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY ĐỢT CẤP THƯỜNG XUYÊN Ở BỆNH NHÂN CÓ ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH NHẬP VIỆN TẠI TRUNG TÂM HÔ HẤP, BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Thị Thanh Phùng 1,, Thị Hạnh Chu2, Thị Nương Trần 1, Thanh Bình Vũ 1
1 Đại học Y Dược Thái Bình
2 Bệnh viên Đa khoa Tâm Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số yếu tố nguy cơ gây đợt cấp thường xuyên ở bệnh nhân có đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nhập viện tại khoa Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang với 118 bệnh nhân đợt cấp COPD điều trị tại khoa Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai – cỡ mẫu tính theo công thức nghiên cứu mô tả. Kết quả: thời gian mắc bệnh >5 năm, điểm CAT ≥10 làm tăng nguy cơ mắc đợt cấp thường xuyên nhập viện gấp 4,9 lần và 4,35 lần so với nhóm còn lại (tương ứng p<0,05 và p<0,01). BPTNMT có bệnh đồng mắc có nguy cơ mắc đợt cấp thường xuyên nhập viện gấp 2 lần so với nhóm có không có bệnh đồng mắc, p <0,05. Không tuân thủ theo đơn điều trị có nguy cơ mắc đợt cấp thường xuyên nhập viện gấp 3,3 lần so với tuân thủ điều trị theo đơn, p <0,05. Sử dụng ICS có nguy cơ mắc đợt cấp thường xuyên nhập viện gấp 3,2 lần so với không sử dụng ICS, p <0,05. Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng còn hút thuốc và chỉ số FEV1 với đợt cấp thường xuyên nhập viện. Kết luận: thời gian mắc bệnh > 5 năm, điểm CAT ≥10, có bệnh đồng mắc, không tuân thủ điều trị theo đơn, không sử dụng ICS là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đợt cấp thường xuyên nhập viện của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bishwakarma, R., et al (2017), Long-acting bronchodilators with or without inhaled corticosteroids and 30-day readmission in patients hospitalized for COPD. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis, 12, 477-486.
2. Brat K., Plutinsky M., Hejduk K., et al (2018). Respiratory parameters predict poor outcome in COPD patients, category GOLD 2017 B. International Journal of COPD, 13.
3. Cao Z., Ong K. C., Eng P. et al, (2006). Frequent hospital readmissions for acute exacerbation of COPD and their associated factors. Respirology, 11 (2), 188-195.
4. McGarvey L., Amanda J., Roberts J. et al, (2015). Characterisation of the frequent exacerbator phenotype in COPD patients in a large UK primary care population. Respiratory Medicine, 109, 228-237.
5. Trần Văn Ngọc, Mã Vĩnh Đạt, (2018). Đặc điểm lâm sàng và yếu tố thúc đẩy vào đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện thường xuyên ở nhóm nguy cơ cao. Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 22 (2), 186- 193
6. Nguyễn Mạnh Tân, (2016), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ gây nhiều đợt cấp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Đại học Y Hà Nội.
7. Tomioka R., Kawayama T., Suetomo M., et al, (2016). “Frequent exacerbator” is a phenotype of poor prognosis in Japanese patients with chronic obstructive pulmonary disease. International Journal of COPD, 11, 207–216.
8. World Health Organization, (2004), International statistical classification of diseases and related health problems, World Health Organization.