NHẬN XÉT HÌNH ẢNH NỘI SOI VÀ ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH NHIỄM HELYCOBACTER PYLORI Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả hình ảnh nội soi và đặc điểm mô bệnh học viêm dạ dày mạn tính có nhiễm H. pylori ở trẻ em. Phương pháp: Mô tả cắt ngang trên toàn bộ trẻ em từ 3 đến 15 tuổi, đến khám và điều trị tại khoa Khám bệnh, khoa Tiêu hóa – Huyết học bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Kết quả: Tổng 31 trẻ được đưa vào nghiên cứu. Hình ảnh nội soi chủ yếu là viêm dạ dày xung huyết (23/31) với vị trí tổn thương chủ yếu ở toàn bộ niêm mạc (51,7%) và hang vị (32,2%). Mức độ viêm chủ yếu là mức độ vừa (54,8%) và đa số là viêm hoạt động mức độ vừa (38,7%). Mức độ nhiễm H. pylori mức độ vừa chiếm tỉ lệ cao nhất (45,1%). Nhiễm H. pylori càng nặng, mức độ viêm càng nặng, mức độ hoạt động càng mạnh. Kết luận: Cần đẩy mạnh thực hiện xét nghiệm mô bệnh học ở những bệnh nhân loét dạ dày tá tràng, đau bụng mạn tính, tiến tới thực hiện thường quy ở tất cả các bệnh nhân có chỉ định.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Mô bệnh học, Viêm dạ dày mạn tính, Helycobacter Pylori
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Hữu Hải (2012). Tìm hiểu mối liên quan giữa mức độ nhiễm vi khuẩn với các biểu hiện lâm sàng, tổn thương trên nội soi và mô bệnh học ở các bệnh nhân viêm, loét dạ dày tá tràng do Helicobacter pyori. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa. Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Ngoan (2004). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học và kết quả điều trị viêm dạ dày mạn tính có nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em. Luận án Tiến sỹ Y học. Đại học Y Hà Nội.
4. Dixon M.F, Genta R.M, Yardley J.H et al (1994), Classification and grading of gastritis. The updated Sydney system, International workshop on the histopathology of gastritis, Houston. Am J surg pathol, 10,116-81.
5. William D, Grigorios I, Colin W et al (2017), ACG clinical guideline: Treatment of Helicobacter pylori infection. The American Journal of Gastroenterology, 112.