ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN VÀ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN SỤN KHỚP CỦA LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI BẰNG HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU KẾT HỢP VỚI TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ TỪ MÔ MỠ TỰ THÂN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: Đánh giá tính an toàn và mức độ phát triển sụn khớp trên cộng hưởng từ của liệu pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng huyết tương giàu tiểu cầu kết hợp với tế bào gốc trung mô từ mô mỡ tự thân. Đối tượng và phương pháp: 60 khớp gối trên 30 bệnh nhân, 26 nữ, 4 nam, tuổi trung bình 58,63 ± 11.11, được chẩn đoán thoái hóa theo Hội khớp học Hoa Kỳ (ACR) giai đoạn II - III theo Kellgren và Lawrence. Tất cả được tiêm hỗn hợp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân tách chiết bằng bộ kít PRP, APC 30 PRP PRCEDURE PRAK và tế bào gốc trung từ mô mỡ bụng tự thân tách chiết bằng bộ kit ADI-25-01 ADIPOSEPRCEDURE PRAK với máy tách tế bào gốc Harvest của công ty TERUMO BCT- USA. Kết quả: Tỷ lệ khớp gối đau sau tiêm trên 3 giờ là 15/60 khớp (chiếm 25%). Trong đó 6 trường hợp đau kéo dài trên 24 giờ, 10% khớp gối tràn dịch sau tiêm. Không có BN biểu hiện nhiễm khuẩn khớp hay phần mềm quanh khớp sau tiêm. Có 73,3% bệnh nhân không đau kéo dài sau lấy mỡ bụng và không bị xuất huyết dưới da vùng bụng sau lấy mỡ. Sau 12 tháng điều trị: Có 52/60 (86.77%) khớp có thay đổi bề dày sụn và bề dày sụn khớp đùi chè tăng từ 1,56 ±0,25 mm trước điều trị lên đến 1,64±0,21mm. Kết luận: Liệu pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng huyết tương giàu tiểu cầu kết hợp với tế bào gốc trung mô từ mô mỡ tự thân là an toàn, tỷ lệ tai biến tại chỗ thấp và không có biến chứng nhiễm trùng cũng như tai biến toàn thân. Cải thiện bề dày sụn khớp bề dày sụn khớp trên cộng hưởng từ qua đó cải thiện chức năng vận động của khớp gối.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Bùi Hải Bình (2016). Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân. Luận án tiến sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.
3. Fransen M, L. Bridgett, L. March et al (2011). The epidemiology of osteoarthritis in Asia. Int J Rheum Dis, 14 (2), 113-121.
4. Khanh Hong-Thien Bui, Triet Dinh Duong, Nhan Thanh Nguyen et al (2014). Symptomatic knee osteoarthritis treatment using autologous adipose derived stem cells and platelet-rich plasma: a clinical study. Biomedical Research and Therapy, 1, 02-08.
5. Thu Phạm Hoài Thu (2017) “ Nghiên cứu kết quả điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng liệu pháp tế bào gốc mô mỡ tự thân”. Luận án tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Tiến Trần Viết và cộng sự (2015). Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc tự thân trong điều trị bệnh thoái hóa khớp. Đề tài độc lập cấp nhà nước, Học viện quân Y.
7. Yong-Gon Koh, Seung-Bae Jo, Oh-Ryong Kwon et al (2012). Mesenchymal Stem Cell Injections Improve Symptoms of Knee Osteoarthritis. The Journal of Arthroscopic and Related Surgery, 29 (4), 748-755.
8. Liang-jing Lu et al (2016). Treatment with human adipose- derived mesenchymal stem cells for knee osteoarthritis. NCT 021626693. The 18th Congress of Asia Pacific League of Association for Rheuatology (APLAR 2016). Shanghai, China.
9. Centeno CJ, Schultz J, Cheever M. et al(2010). Safety and complications reporting on the re- implantation of culture-expanded mesenchymal stem cells using autologous platelet lysate technique. Curr Stem cell Res Ther, 5 (1), 81-93.