MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY TĂNG HUYẾT ÁP ẨN GIẤU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH NĂM 2020

Thanh Bình Vũ 1,, Lệ Thủy Nguyễn1, Thị Nương Trần 1, Đức Cường Lê 1
1 Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định các yếu tố nguy cơ của tình trạng tăng huyết áp ẩn giấu ở các bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành với 186 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 theo dõi và điều trị tại bệnh viện đại học Thái Bình từ tháng 1-10/2020. Kết quả nghiên cứu: Đã phát hiện có 106 bệnh nhân có tình trạng THAAG trong tổng số 186 BN được theo dõi HA 24 giờ. Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có BMI ≥ 23, có tiền sử gia đình THA có nguy cơ THAAG cao hơn nhóm BMI < 23, không có tiền sử gia đình THA (tương ứng OR: 6,9; 95% CI: 3,4 – 14,2 và OR = 5,5; 95% CI: 2,3 – 12,5. Bệnh nhân có chỉ số huyết áp tại phòng khám ở mức tiền THA có nguy cơ THAAG cao hơn bệnh nhân có chỉ số HA bình thường với OR = 8,7; 95% CI: 4,4 – 17,5; thời gian phát hiện ĐTĐ > 5 năm có nguy cơ THAAG cao hơn thời gian phát hiện ≤5 năm, OR = 2,1; 95% CI: 1,1 – 3,8. Hút thuốc lá, uống rượu bia, rối loạn Lipid máu, tăng uric máu là yếu tố nguy cơ độc lập gây THAAG ở người đái tháo đường (tương ứng OR = 2,1 với 95% CI: 1,1 – 4,0; OR = 2,0 với 95% CI: 1,02 – 4,1; OR= 3,4 với 95% CI: 1,8 – 6,3 và OR = 2,1; 95% CI: 1,01- 4,5. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa giới tính, mức tuổi, protein niệu với tình trạng THAAG. Kết luận: BMI ≥ 23, tiền sử gia đình THA, HA tại phòng khám ở mức tiền THA là những yếu tố nguy cơ của THAAG ở nhóm đối tượng nghiên cứu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Marchesi C., Maresca A.M., Solbiati F. và cộng sự. (2007). Masked hypertension in type 2 diabetes mellitus. Relationship with left-ventricular structure and function. American Journal Hypertens, 20(10), 1079–1084.
2. Nguyễn Trần Tuyết Trinh (2013), Khảo sát tình hình tăng huyết áp ẩn giấu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, Luận văn bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ CHí Minh.
3. Wijkman M., Länne T., Engvall J. và cộng sự. (2009). Masked nocturnal hypertension a novel marker of risk in type 2 diabetes. Diabetologia, 52(7), 1258.
4. Nguyễn Văn Huấn (2014), Đặc điểm tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, Luận văn thạc sỹ, Đại học Y Dược Thái Nguyên.
5. Marchesi C, Maresca AM, và Solbiati F (2007). Masked hypertension in type 2 diabetes mellitus. American Journal of Hypertension, 20, 1079–1084.
6. Adler AI. và Stratton IM (2014). Association of systolic blood pressure with macrovascular and microvascular complications of type 2 diabetes (UKPDS 36): prospective observational study. British Medical Journal, 321, 412–419.
7. Thakkar H.V., Pope A., Anpalahan M. (2020). Masked Hypertension: A Systematic Review. Heart Lung Circulation, 29(1), 102–111.
8. Kario K., Park S., Chia Y.-C. et al (2020). Consensus summary on the management of hypertension in Asia from the HOPE Asia Network. Journal of Clinical Hypertens (Greenwich), 22(3), 351–362.