MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY TĂNG HUYẾT ÁP ẨN GIẤU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định các yếu tố nguy cơ của tình trạng tăng huyết áp ẩn giấu ở các bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành với 186 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 theo dõi và điều trị tại bệnh viện đại học Thái Bình từ tháng 1-10/2020. Kết quả nghiên cứu: Đã phát hiện có 106 bệnh nhân có tình trạng THAAG trong tổng số 186 BN được theo dõi HA 24 giờ. Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có BMI ≥ 23, có tiền sử gia đình THA có nguy cơ THAAG cao hơn nhóm BMI < 23, không có tiền sử gia đình THA (tương ứng OR: 6,9; 95% CI: 3,4 – 14,2 và OR = 5,5; 95% CI: 2,3 – 12,5. Bệnh nhân có chỉ số huyết áp tại phòng khám ở mức tiền THA có nguy cơ THAAG cao hơn bệnh nhân có chỉ số HA bình thường với OR = 8,7; 95% CI: 4,4 – 17,5; thời gian phát hiện ĐTĐ > 5 năm có nguy cơ THAAG cao hơn thời gian phát hiện ≤5 năm, OR = 2,1; 95% CI: 1,1 – 3,8. Hút thuốc lá, uống rượu bia, rối loạn Lipid máu, tăng uric máu là yếu tố nguy cơ độc lập gây THAAG ở người đái tháo đường (tương ứng OR = 2,1 với 95% CI: 1,1 – 4,0; OR = 2,0 với 95% CI: 1,02 – 4,1; OR= 3,4 với 95% CI: 1,8 – 6,3 và OR = 2,1; 95% CI: 1,01- 4,5. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa giới tính, mức tuổi, protein niệu với tình trạng THAAG. Kết luận: BMI ≥ 23, tiền sử gia đình THA, HA tại phòng khám ở mức tiền THA là những yếu tố nguy cơ của THAAG ở nhóm đối tượng nghiên cứu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đái tháo đường typ 2, Tăng huyết áp ẩn giấu, THAAG
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Trần Tuyết Trinh (2013), Khảo sát tình hình tăng huyết áp ẩn giấu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, Luận văn bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ CHí Minh.
3. Wijkman M., Länne T., Engvall J. và cộng sự. (2009). Masked nocturnal hypertension a novel marker of risk in type 2 diabetes. Diabetologia, 52(7), 1258.
4. Nguyễn Văn Huấn (2014), Đặc điểm tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, Luận văn thạc sỹ, Đại học Y Dược Thái Nguyên.
5. Marchesi C, Maresca AM, và Solbiati F (2007). Masked hypertension in type 2 diabetes mellitus. American Journal of Hypertension, 20, 1079–1084.
6. Adler AI. và Stratton IM (2014). Association of systolic blood pressure with macrovascular and microvascular complications of type 2 diabetes (UKPDS 36): prospective observational study. British Medical Journal, 321, 412–419.
7. Thakkar H.V., Pope A., Anpalahan M. (2020). Masked Hypertension: A Systematic Review. Heart Lung Circulation, 29(1), 102–111.
8. Kario K., Park S., Chia Y.-C. et al (2020). Consensus summary on the management of hypertension in Asia from the HOPE Asia Network. Journal of Clinical Hypertens (Greenwich), 22(3), 351–362.