ĐẶC ĐIỂM VIÊM TEO NIÊM MẠC DẠ DÀY THEO PHÂN LOẠI OLGA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Chẩn đoán ung thư dạ dày bằng OLGA là rất chính xác, tuy nhiên có thể đánh giá bằng những phương pháp đơn giản hơn. Mục tiêu: Xác định đặc điểm bệnh lý và các yếu tố liên quan đến viêm teo niêm mạc dạ dày. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả cắt ngang, ghi nhận các đặc điểm bệnh lý và xét nghiệm của 121 bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng là 53,2 ± 11,4 tuổi. Tỷ lệ nam thấp hơn nữ, tỷ lệ nhiễm Hp là 66,9%. 61,1% đối tượng có viêm teo niêm mạc dạ dày theo OLGA mức độ I, 31,4% mức độ II, 5,0% mức độ III và 2,5% mức độ IV. Mức độ viêm teo niêm mạc dạ dày có liên quan đến tình trạng nhiễm Hp với p <0,05. Tuổi càng cao thì mức độ OLGA càng tăng. Nồng độ PGI, II và tỷ lệ PGI/II giảm theo mức độ nặng của viêm teo niêm mạc dạ dày theo OLGA với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nồng độ PGI giảm khi có viêm teo niêm mạc dạ dày nặng với mức độ tương quan mạnh r = - 0,512 với p < 0,05; Tỷ lệ PGI/II giảm khi có viêm teo niêm mạc dạ dày nặng với tương quan mức độ trung bình r = - 0,317 với p < 0,05. Với ngưỡng PG (+) khi mà PGI < 70 ng/ml và tỷ lệ PGI/II < 3, chỉ số pepsinogen không có khả năng phân biệt mức độ viêm teo niêm mạc dạ dày nặng (giai đoạn OLGA III - IV) với viêm teo niêm mạc dạ dày nhẹ với p = 0,619. Kết luận: Có liên quan giữa nhiễm vi khuẩn Hp với tăng mức độ nặng trong phân loại OLGA. Nồng độ PGI và Tỷ lệ PGI/II có mối tương quan nghịch với mức độ viêm teo niêm mạc dạ dày theo phân loại OLGA. Chưa thấy ngưỡng PGI < 70 ng/ml và PGI/II < 3 có thể phân biệt được mức độ viêm teo nặng và nhẹ của niêm mạc dạ dày theo phân loại OLGA.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ung thư dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, OLGA
Tài liệu tham khảo
2. Tong Y, Wang H, Zhao Y, et al. Diagnostic Value of Serum Pepsinogen Levels for Screening Gastric Cancer and Atrophic Gastritis in Asymptomatic Individuals: A Cross-Sectional Study. Front Oncol. 2021;11:652574. doi:10.3389/fonc.2021.652574
3. Hamashima C, Systematic Review Group and Guideline Development Group for Gastric Cancer Screening Guidelines. Update version of the Japanese Guidelines for Gastric Cancer Screening. Jpn J Clin Oncol. 2018;48(7):673-683. doi:10.1093/jjco/hyy077
4. Vũ Trường Khanh và cs (2021) Mối liên quan giữa nồng độ pepsinogen huyết thanh và viêm teo niêm mạc dạ dày theo phân loại OLGA. Tạp chí Y học lâm sàng. Số 120. tr.18-23.
5. Wang X, Lu B, Meng L, Fan Y, Zhang S, Li M. The correlation between histological gastritis staging- ‘OLGA/OLGIM’ and serum pepsinogen test in assessment of gastric atrophy/intestinal metaplasia in China. Scand J Gastroenterol. 2017;52(8):822-827. doi:10.1080/00365521.2017.1315739
6. Hu Y, Zhu Y, Lu NH. Recent progress in Helicobacter pylori treatment. Chin Med J (Engl). 2020;133(3):335-343. doi:10.1097/CM9.0000000000000618
7. Rugge M, de Boni M, Pennelli G, et al. Gastritis OLGA-staging and gastric cancer risk: a twelve-year clinico-pathological follow-up study. Aliment Pharmacol Ther. 2010;31(10):1104-1111. doi:10.1111/j.1365-2036.2010.04277.x
8. Trivanovic D, Plestina S, Honovic L, Dobrila-Dintinjana R, Vlasic Tanaskovic J, Vrbanec D. Gastric cancer detection using the serum pepsinogen test method. Tumori. Published online May 17, 2021:3008916211014961. doi:10.1177/03008916211014961
9. Chen XZ, Huang CZ, Hu WX, Liu Y, Yao XQ. Gastric Cancer Screening by Combined Determination of Serum Helicobacter pylori Antibody and Pepsinogen Concentrations: ABC Method for Gastric Cancer Screening. Chin Med J (Engl). 2018;131(10):1232-1239. doi:10.4103/0366-6999.231512