NGHIÊN CỨU TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU Ở BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC RƯỢU ETHANOL VÀ METHANOL

Thị Xuân Đặng 1,, Trần Hưng Hà 2
1 Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm tăng áp lực thẩm thấu ở bệnh nhân ngộ độc rượu ethanol và methanol. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 121 bệnh nhân tăng áp lực thẩm thấu (ALTT) do ngộ độc rượu ethanol và methanol điều trị tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai từ 7/2019 đến 7/2020. Kết quả: Ngộ độc rượu ethanol và methanol gây tăng ALTT nhiều; 54,4% ngộ độc ethanol và 72,3% ngộ độc methanol tăng khoảng trống thẩm thấu (OG) mức độ nặng. Nồng độ ethanol và methanol máu cao hơn thì OG cũng cao hơn, p<0,05. Bệnh nhân ngộ độc methanol có OG lúc vào viện cao hơn (80,7± 40,53 và 48,5±29,36; p<0,05) và thời gian OG trở về bình thường dài hơn ethanol (23,5±8,69 và 11,2± 4,24; p<0,05). Khoảng trống thẩm thấu máu giảm nhanh và khoảng trống anion thì tăng lên sau vào viện. Ngộ độc methanol có mức độ ngộ độc nặng hơn, nhiều biến chứng hơn và tỉ lệ tử vong cao hơn ethanol (66,7% và 2,9%; p<0,05). Kết luận: đánh giá đặc điểm tăng ALTT ở bệnh nhân ngộ độc rượu ethanol và methanol là cần thiết giúp tiên lượng các biến chứng và xử trí sớm cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wold Health Organization (2014), Methanol posioning outbreaks, July 2014.
2. Bộ Y Tế (2014), “Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2014: Tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm”, Nhà xuất bản Y học, 5.
3. Kraut JA, Madias NE (2007), “Osmolar Gap”, Clin J Am Soc Nephrol 2:2007; 162-17
4. Michael Emmett, Biff F Palmer (2020), “Serum Osmolal Gap”, Uptodate Version 23, 2020.
5. Lee C.Y., Chang E.K., Lin J.L., et al (2014), “Risk factors for mortality in Asian Taiwanese patients with methanol poisoning”, Ther Clin Risk Manag, 10, 61-7.
6. Hovda K. E., Hunderi O. H., Rudberg N., et al (2004), “Anion and osmolal gaps in the diagnosis of methanol poisoning: clinical study in 28 patients”, Intensive Care Med, 30(9), 1842-1846.
7. Zakharov S., Nurieva O., Kotikova K., et al (2017), “Positive serum ethanol concentration on admission to hospital as the factor predictive of treatment outcome in acute methanol poisoning”, Monatsh Chem, 148(3):409-419
8. Nguyễn Đàm Chính và cs (2016), “Nhận xét kết quả điều trị bệnh nhân ngộ độc cấp methanol tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí nghiên cứu y học, 440(1),29-33.
9. Chang S.T., Wang Y.T., Hou Y.C., et al (2019), “Acute kidney injury and the risk of mortality in patients with methanol intoxication”, BMC Nephrol 20: 205.